Hình ảnh thành phố Sài Gòn qua chiếc máy ảnh Rolleiflex của phóng viên Jack Birns làm việc cho tạp chí TIME-LIFE Magazines. Mời các bạn thưởng lãm sinh hoạt của Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông vào năm 1948.
Hình ảnh thành phố Sài Gòn qua chiếc máy ảnh Rolleiflex của phóng viên Jack Birns làm việc cho tạp chí TIME-LIFE Magazines. Mời các bạn thưởng lãm sinh hoạt của Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông vào năm 1948.
Câu chuyện về nhà nhiếp ảnh Nick Út và bức ảnh “Em bé Napalm”, mới đây được nhà bình luận Đức Hồng viết trên BBC tiếng Việt, đã khởi đi rất nhiều tranh luận của người Việt trong và ngoài nước. Bằng giọng văn thuyết phục và quả quyết, ông Đức Hồng cho thấy sau bức ảnh “Em bé Napalm” đó còn nhiều điều chưa nói hết, khiến lâu nay nhiều người Việt Nam vẫn lầm tưởng. (more…)
Một thuở ….
X
em : Những tài liệu, bài viết : Vượt Biên – Thuyền Nhân
Khuynh hướng tự nhiên của những kẻ gây tội ác là cố gắng xóa đi những dấu vết tội ác do mình gây ra. Những kẻ cướp của giết người che giấu tội lỗi của mình để tránh bị bắt bớ trừng phạt đã đành, những chế độ chính trị ác nghiệt cũng hay có khuynh hướng bôi xóa, thủ tiêu, che đậy những điều thất đức mình đã làm. (more…)
Vấn đề thuyền nhân Việt Nam lại được khơi dậy, khi chúng tôi được tin vào thứ Tư ngày 11 tháng này, Chương trình Phóng sự Nước Ngoài trên hệ thống Đài ABC ở Úc sẽ cho chiếu một phim tài liệu về Thuyền Nhân Việt Nam, và bi cảnh ấy cũng sẽ được Đài truyền hình CNN ở Hoa Kỳ phổ biến. (more…)
Thảm cảnh trên Biển Đông có lẽ khó – nếu không muốn nói là không bao giờ – nhạt nhoà trong ký ức của thuyền nhân Việt Nam, khi những chiếc thuyền mong manh đưa họ vượt trùng dương tìm đến bến bờ tự do sau biến cố 30 Tháng Tư 1975 hầu như là thường xuyên gặp nạn. (more…)
Đảo Koh Kra, Địa Ngục của trần gian, nổi ám ảnh của Thuyền Nhân Việt Nam tại Vịnh Thailand. Các nạn nhân vừa được giài cứu . Hình ảnh của nhóm ông Ted Schweitzer chụp khi đến Đảo Koh Kra để cứu các Thuyền Nhân Việt Nam.
Phụ Lục: Kinh hoàng trên đảo Kokra
(Trích báo Đất Mới – Tin tỵ nạn): Những thảm cảnh trên biển Thái lan vẫn tiếp tục xảy ra hãi hùng cho đồng bào tị nan. Một trong những thảm cảnh này vừa được phanh phui do những nhân chứng đã được cứu thoát qua những cơn kinh hoàng trong 21 ngày tại đảo Kokra do bọn hải tặc Thái lan gây ra. (more…)
MALAYSIA – JANUARY 1: A picture taken in the late 1970s shows a group refugees (162 persons) arrived on a small boat which sank a few meters from the shore in Malaysia. The flight of Vietnamese refugees began after the fall of Saigon in 1975. In spite of the dangers of unfriendly waters and piracy, tens of thousands took the South China Sea, and by 1978 the exodus had grown to dramatic proportions. (Photo credit should read K. GAUGLER/AFP/Getty Images)
Trong một tập tài liệu ấn hành vào năm 2000, mang tựa đề “The State of the World’s Refugees 2000, 50 years of Humanitarian Action,” viết về tình trạng tị nạn thế giới, để đánh dấu 50 năm hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, Bà Sadako Ogata, Cao Ủy Trưởng Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã nói về lòng can trường của hàng triệu người tị nạn và lánh nạn trên thế giới đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy vọng, và đã vượt qua biết bao thử thách và chông gai để đi tìm con đường sống. Bà Ogata đã tuyên dương những người này là “Những người sống sót vĩ đại của Thế Kỷ 20”. (more…)
Vào khoảng thời gian này 84 năm trước, tức vài hôm sau Ngày Tang Yên Bái, ngày 17 tháng Sáu năm 1930, bức hình bên đây được đăng trên báo Pháp. Mười ba chiếc đầu của các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa bị chém còn phơi trên bãi cỏ. Chiếc đầu được đánh dấu tròn được tờ báo ghi chú “đây là đầu của Nguyễn Thái Học”. (more…)
17 tháng Sáu
Tưởng niệm ngày tang Yên Bái (more…)
(Bài viết dưới đây của Chiến Hữu Võ Thị Vui được ghi chép thời chị Vui còn mạnh khỏe, thời mà đôi mắt chị còn tinh anh, nay thì chị đã ra người thiên cổ; mời bạn đọc theo dõi bài viết với tấm lòng của chị với nghiệp lính và nghề văn đã một thời dấn thân cho quê hương đất nước và dân tộc). (more…)
Trường Nữ trung học Gia Long còn được gọi là trường nữ sinh Áo Tím là một trường trung học phổ thông công lập ở Sài Gòn. Được thành lập từ năm 1913, cho đến nay trường Gia Long là một trong những trường phổ thông lâu đời nhất của nền giáo dục Việt Nam.
Đô thị Saigon không chắc lộng lẫy, hồn Saigon (cũng như miền Nam nói chung) dù chưa hẳn cao cả, nhưng chắc chắn Saigon của dân tộc Việt Nam không đáng phải chứng kiến giòng nước mắt Nữ văn sĩ Dương Thu Hương (1), bà khóc khi nhận chân sự lừa đảo của CSVN. Bà đã khóc khi thấy: “nền văn minh đã thua chế độ man rợ” (2). (more…)
Tôi thương tuổi thơ em tôi không có được miếng ăn no, cái áo lành, dám nào nghĩ tới những món đồ chơi con trẻ hay một bài hát vô tư, hồn nhiên hoặc một bài học nhân bản từ câu chuyện “Gió đầu mùa” của Nhà Văn Thạch Lam mà thế hệ chúng tôi được học để làm (đúng nghĩa) Con Người: (more…)
Tôi cảm thấy vơi bớt muộn phiền và nhẹ nhõm hơn, khi bài viết về những ngày đen tối của Quê hương được mọi người đón nhận trong tâm thức sẻ chia bùi ngùi, trong suy tư hồi tưởng, với miền ký ức xa xăm để cùng nhau góp nhặt những mảnh vỡ đau thương hơn 30 năm qua, như những người lâu lắm rồi mong được: (more…)
Từ ngày 30.04.1975, khi cầm tờ giấy bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, người dân Sài gòn, một Thủ đô từng có mỹ danh Hòn ngọc Viễn đông, mang một nỗi buồn mất mát : Đồng tiền Việt Nam Cộng hòa sẽ đi vào dĩ vãng… Việc ‘đổi tiền’ bị đảng Cộng sản đưa vào ngữ vựng ‘cách mạng’ khủng bố người dân Việt như một nỗi kinh hoàng vì đây là một vụ cướp bằng luật do nhà nước ban hành. (more…)
Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói là toàn cõi VN mở cửa năm 1967, mang đến cho nhiều gia đình công tư chức ở Sài Gòn những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có. (more…)
Triết lý giáo dục VNCH nằm trong những Nguyên Tắc Căn Bản do Bộ Giáo Dục ấn hành năm 1959 và sau đó được ghi lại trong hiến pháp 1967. Những nguyên tắc căn bản này được tóm lược như sau: (more…)
Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáo dục cũ của Nho gia, gọi nôm na là “cái học của nhà Nho” như nhiều người thường nói. Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa, từ chương trình, sách vở, lối học đến cách thức thi cử. Tổ chức giáo dục xưa được Đào Duy Anh ghi lại như sau trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương:
Mùa Hè, những cơn mưa bất chợt ùn ùn kéo đến, ào ạt chụp xuống núi rừng Kontum, Pleiku… Trời thoắt trở lại xanh, cao khi mưa dứt, nắng hanh vàng ấm trong không khí gây gây lạnh, những đồi cỏ xanh dọc Quốc Lộ 14 bắt đầu óng mượt, cánh cỏ non lớn dài phơi phới dưới sau trận mưa đầu mùa và thung lũng xa vàng rực hoa hướng dương. Không khí, gió, trời mây và cỏ cây thay đổi hẳn, mới mẻ toàn khối, toàn sắc, vùng cao nguyên lộng lẫy, triền miên với từng hạt nắng vàng ối tan vỡ trên đồng cỏ xôn xao gió thổi… (more…)
Đã in tạp chí NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
số 7-8 (114-115).2014,
số chuyên đề GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954- 1975)
Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm.
Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy. (more…)
Bạn phải đăng nhập để bình luận.