Tài Liệu

Tấn Thảm Kịch 1975

  • Melvin R.Laird, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ dưới thời Nixon, sau mấy chục năm im lặng mới lên tiếng gần đây. Ông nói rằng chiến tranh Việt Nam không thể kết luận là một sự sai lầm, theo ông Hoa Kỳ đã chuốc lấy thất bại và bỏ lỡ nhiều cơ hội chiến thắng. Mục tiêu cuộc chiến tranh Việt Nam hồi ấy là để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại Á Châu. Cựu Bộ Trưởng Laird chỉ trích Hoa Kỳ năm 1975 đã bỏ rơi đồng minh Việt Nam, ông nói rằng điều xấu hổ không phải là Hoa kỳ có mặt từ lúc đầu mà là sự phản bội vào giờ phút chót, Quốc Hội Hoa kỳ đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những lời cam kết với Việt Nam của chính phủ Nixon trước đó. (more…)

Trận Sân bay Phụng Dực, Ban Mê thuột tháng 3-1975 khúc quanh lịch sử VNCH.

Một đơn vị của Sư Đoàn 23 Bộ Binh phối hợp với Kỵ Binh lên đường tiếp cứu Ban Mê thuột thì được lệnh rút lui, Darlac tháng 3-1975.

4 giờ sáng ngày 10 tháng 3, 1975.
Sau những trận mưa pháo suốt 2 tiếng đồng hồ, Cộng quân với chiến xa và biển người, tấn chiếm Ban Mê Thuột. Và với một lực lượng đông gấp 10 lần, địch đã làm chủ tình hình ngay từ phút đầu.
Sự chống trả mảnh liệt của những đơn vị phòng vệ thị xã cùng với sự yểm trợ hữu hiệu gan dạ của các phi công anh hùng, đã chặn bớt được sức tiến của quân thù.
Nhưng ngày hôm sau, khi Cộng sản Bắc Việt tung thêm Sư đoàn tổng trừ bị 316 mới ở miền Bắc vào, thì lực lương hai bên giữa ta và địch quá ư chênh lệch, cả về quân số, chiến xa lẫn vũ khí nặng!
12 giờ trưa ngày 10 tháng 3, 1975 tiểu khu Ban Mê Thuột mất! (more…)

Mẹ Vẫn Chờ Con Bên Cửa


Trong bài báo “Muôn Dặm Tìm Chồng” nói về trường hợp bà quả phụ phi công Nguyễn Diếu đăng trên nhật báo Người Việt vào Tháng Mười Hai, 2012, chúng tôi có nhắc lại bản tin của AP về chiếc trực thăng rơi tại Hạ Lào:
“Vào ngày thứ ba của cuộc hành quân 719 Lam Sơn (10 Tháng Hai, 1971), một trực thăng UH-1 Huey của Việt Nam Cộng Hoà bị bắn rơi tại Hạ Lào. Tất cả những người có mặt trên chuyến bay này đều bị tử nạn, gồm Ðại Tá Cao Khắc Nhật Trưởng Phòng 3, Trung Tá Phạm Vi, Trưởng Phòng 4 thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, hai phi công là Trung Úy Nguyễn Diếu, Trung Úy Tạ Hoà và hai nhân viên Phi Hành Đoàn là Trung Sĩ Cơ Khí Nguyễn Hoàng Anh, Hạ Sĩ Xạ Thủ Trần Công Minh thuộc Không Ðoàn 41, Phi Ðoàn 213, Sư Ðoàn 1 Không Quân đóng tại Ðà Nẵng. Trên chuyến bay này còn có 4 phóng viên Mỹ là Larry Burrows của tờ Life, Henri Huet của AP, Kent Potter của UPI và phóng viên người Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek”. (more…)

Tình Dục trong Ca Dao

Tình Dục là một khía cạnh văn hóa, một sắc thái rất đặc trưng, một vấn đề rất đời thường và luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của con người. Nghiên cứu sâu về Tình Dục thì không thể bỏ qua khía cạnh văn hóa này, vì ở đó nó thể hiện được quan niệm của mỗi dân tộc, mổi sắc dân thậm chí là từng vùng nhỏ địa lý, tình dục dược nói đến trong các tác phẫn văn học nổi tiếng như Truyện Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Bích Câu Kỳ Ngộ, Phan Trần, Hoa Tiên… và cũng là một đề tài vô cùng phong phú trong ca dao. Ca dao VN là một loại văn chương bình dân có một sức mô tả rất sinh động tất cả nếp sống, sinh hoạt, phong tục tập quán xã hội của đại đa số dân chúng, nó được thể hiện qua lối nói rất giản dị, thẳng thắng, trung thực không màu mè, chải chuốt,là một kho tàng bất tận để khai thác trong nhiều lãnh vực khác. Khảo sát về mặt tình dục trong ca dao VN mới thấy được những nhận xét thật uyên bác rất tinh tế của người nông dân, mới thấy được sự mô tả tâm tư, tình cảm, sự rung động về tình yêu, sự khao khát và nỗi đam mê về thân xác là rất thật, rất đời thường. (more…)

Tưởng nhớ cụ Trần Văn Văn

 

 

Cụ Trần Văn Văn sanh ngày 2 tháng giêng năm 1908 tại làng Tân Lộc Đông ( gọi là cù lao Cát) quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên, con của cụ Trần Võ Duy, tri huyện và bà Lý Thị Hóa, trong một gia đình 5 con.

(more…)

Điện Biên Phủ 1954: Gần 100 pháo đài bay B-29 của Mỹ đã sẵn sàng giải vây

Ngày 5/04/1954, Đại sứ Mỹ Douglas Dillon đánh điện từ Paris về Washington:

“Tướng Navarre báo cáo rằng tình hình tại chiến trường này đang ở trong tình trạng bất quân bình trầm trọng… Với lực lượng đang được tăng cường, Việt Minh sẽ có thể mở cuộc tấn công mới vào giữa hay cuối tuần này. Nếu không được tiếp viện – từ đây tới lúc đó – thì số phận của Điện Biên Phủ coi như đã xong rồi.”

Gần một trăm máy bay B-29 của Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng, nhưng không bay vào giải vây. Pháp bại trận sau 56 ngày cầm cự.


(more…)

Cuộc Di Tản của Không Quân VNCH 30.4.1975

Vận tải Cơ C-130A Không Quân Viet Nam cháy tại Phi Trường Tân Sơn Nhất ngày 29/04/1975

Tập ‘Quân sử Không Quân’ trang 199 ghi lại: ‘Về Không quân VNCH ngoài một số nhỏ quân nhân và gia đình được di tản bằng phi cơ C130, C141 của KQHK từ ngày 20/4, đa số còn lại chỉ di tản sau ngày 28/4/1975, khi Bộ Tư lệnh KQ không còn hoạt động theo đúng chức năng của một Bộ Tư lệnh nữa.. (more…)

Từ Lệnh Bỏ Huế ngày 25/3/1975 : Vĩnh Biệt Chốn Kinh Kỳ

Hình chụp hôm 24/3/1975, tàu Hải quân Việt Nam Cộng Hoà chở dân di tản từ Huế cập bến Đà Nẵng. (Photo by Bettmann/CORBIS)

📷
{Việt Báo giới thiệu:
Những ngày này 44 năm trước, Việt Nam Cộng Hoà bị đồng minh Hoa Kỳ đẩy tới đường cùng. Số phận của Huế và cả nền Cộng Hoà tại miền Nam hầu như được quyết định trong hai phiên họp khẩn cấp tại Dinh Độc Lập ngày 25 và 26/3/1975. Để tưởng nhớ ngày phải rời bỏ Huế năm xưa, mời quý vị đọc lại bài viết của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, tác giả sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” và “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”.} (more…)

Đà Lạt Trong Ký Ức Tôi

📷
Phi cơ của hãng Air Việt Nam chở khoảng bốn mươi sinh viên Quân Y từ Hà Nội vào Đà Lạt dự khoá huấn luỵện quân sự năm tuần lễ đáp xuống phi trường Liên Khang vào xế trưa một ngày tạnh ráo đầu tháng 7 năm 1954. Ra khỏi khoang máy bay, không khí mát dịu khác hẳn cái nóng bức dưới đồng bằng khiến mọi người cảm thấy khoan khoái. Đại Úy Nguyễn Ngọc Khôi đón chúng tôi ở ngay chân cầu thang máy bay, hướng dẫn chúng tôi vào bên trong nhà ga chờ nhận lại hành lý. Đại Úy Nguyễn Ngọc Khôi là người của Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (EMIAD: Ecole Militaire Inter Armes de Dalat) cắt cử phụ trách Liên Đội Quân Y chúng tôi trong thời gian thụ huấn quân sự. Chúng tôi được đưa lên ba chiếc GMC chở về Thị xã Đà Lạt ở cách phi trường non 40 kilômét. (more…)

Mikhail Borodin: Người sếp cũ của Hồ Chí Minh

Đảng Xã hội Pháp mà Hồ Chí Minh là thành viên đã có cuộc bỏ phiếu năm 1920 để một phái tách ra lập đảng cộng sản

Sử sách ở Việt Nam khi viết về giai đoạn Hồ Chí Minh hoạt động tại Trung Quốc đều nhắc đến nhân vật Mikhail Borodin nhưng không nhiều.

Người ta thường chỉ nói ông Hồ từng làm phiên dịch cho người đại diện của Quốc tế Cộng sản ở Trung Quốc. (more…)

The 1963 plot to overthrow Diem

President Ngô, Đình Diệm, 1901-1963

Bản Ghi Chép cuộc phỏng vấn thu thanh và thu hình Ông Lucien Conein, của Đài phát thanh WGBH tại Boston Massassuchettes lâu 42 phút 31 giây vào ngày 7 tháng 5, 1981
Về vụ đảo chánh ̀ông Diệm ̣( Bản tiếng Anh )

Xem thêm LUCIEN CONEIN VÀ BIẾN CỐ 1-11-63
(more…)

Dân Rơm Trồng Cỏ

KỲ I: ĐỜI “CHUỘT CHŨI” TRONG RỪNG ĐẠI MA

“Rơm” là tiếng lóng của dân giang hồ để chỉ những người Việt nhập cư vào Anh quốc bất hợp pháp. “Cỏ” là từ lề phố để chỉ cần sa (tài mà, đại ma)… một loại thảo dược gây nghiện. Mỹ miều và đầy hình tượng, sự kết hợp của hai từ lóng ấy lại đang vẽ nên thảm trạng kinh hoàng về một bộ phận người Việt ở nước ngoài
(more…)

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong – “Dương thế bao la sầu”


Bấm nghe nhạc : Mùa Thu của Đặng Thế Phong

Đặng Thế Phong là một trong những nhạc sĩ tiền phong của chúng ta. Ông mất rất sớm, mới ngoài hai mươi tuổi, chỉ để lại có ba bản nhạc.

Cũng có người cho rằng ông có tới bốn hay năm bài. Nhưng thực tế, không ai biết cái bài thứ tư, thứ năm đó. Vậy chỉ nên coi những bài mọi người đều đã biết: Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không BếnĐêm Thu, chính thức là những tác phẩm của ông. (more…)

Cảnh Sát Quốc Gia VNCH

Dưới thời Pháp – Nhật đô hộ Việt Nam, họ đã dùng bộ máy an ninh, Phòng Nhì (Deuxième Bureau de l’État-major général, Deuxième Bureau) là cơ quan tình báo quốc phòng của Pháp ở Việt Nam, Sở Liêm Phóng Đông Dương hay Sở Mật Thám Đông Dương (Sûreté général indochinoise) là một cơ quan tình báo, mật thám và an ninh của chính quyền Liên Bang Đông Dương, hoạt động từ năm 1917 đến hết thời  Pháp thuộc. Hiến Binh Nhật (憲兵隊) là đội quân cảnh của Nhật hoạt động từ 1881-1945. Lực lượng giống Công an của thực dân Pháp có nguồn gốc từ „Gendarmerie“ có nghĩa là “người được vũ trang”. Đây là một lực lượng quân sự hay bán quân sự, có nhiệm vụ như cảnh sát thi hành công vụ. Những cơ quan trên cai trị ở Việt Nam không tôn trọng luật pháp thường lộng hành bắt người, đánh đập:

Hà Nam danh giá nhất ông cò
Trông thấy ai ai chẳng dám ho
Trần Tú Xương

(more…)