Ngày 26-3-1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho ban hành luật Người Cày Có Ruộng (NCCR) và lấy ngày này làm Ngày Nông Dân.
Lời Bình
Trong khi miền Bắc phóng tay phát động cải cách ruộng đất tiêu diệt tầng lớp địa chủ thì chính quyền miền Nam liên tục tiến hành tư hữu hoá đất đai, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống nông dân.
Qua việc thu mua đất từ các điền chủ rồi bán lại hay phát cho nông dân, trước năm 1975 mọi gia đình nông dân miền Nam đều đã thật sự làm chủ mảnh đất tư hữu của mình. (more…)
Đấu tố …
Hành quyết tại chỗ
Sự kiện mang tên “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ) xảy ra ở ngoài Bắc và lúc tôi mới sinh, nên tôi cũng như phần lớn các bạn chỉ biết về sự kiện qua báo chí, văn học, phim ảnh. Sự thật kinh hoàng và đau thương là hàng vạn, thậm chí hàng trăm ngàn ngườ bị giết oan. Con số đó chắc chẳng làm ai xúc động, nhưng hãy thử tưởng tượng 120,000 xác người! Bẵng đi một thời gian dài, bây giờ người ta đem ra triển lãm về sự kiện kinh hoàng đó! Thật chẳng khác gì triển lãm thành tích … giết người. Trong bài này, tôi chỉ muốn chia sẻ cùng các bạn vài suy nghĩ cá nhân liên quan đến mục tiêu, con số tử vong, và những câu chuyện tang thương trong vụ CCRĐ. (more…)
Ngày 21-7-1954, trong buổi họp kết thúc hội nghị Genève, Phạm Văn Đồng tuyên bố sẽ đạt tới thống nhất như đã chiến thắng nước Pháp. Ngày hôm sau, 22-7-1954, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh sự quyết tâm này bằng cách công khai kêu gọi nhân dân miền Bắc đấu tranh gian khổ và trường kỳ để chiếm cho được miền Nam, mà họ Hồ gọi là “lãnh thổ của chúng ta”. Để có thể chiếm được miềnNam, Việt cộng phải củng cố ách thống trị trên miền Bắc, một công việc mà Hồ Chí Minh gọi là “Xây Dựng Xã Hội Chủ Nghĩa”. (more…)
Giai đoạn đấu tố địa chủ và lấy ruộng đất chia lại cho bần cố nông chỉ là màn I của tấn kịch Cải Cách Ruộng Đất. Mỗi bần cố nông được chia một mảnh đất nhỏ, một số nồi niêu, xoong chảo, bàn ghế, giường nằm của địa chủ, cuốc xẻng cầy bừa, kể cả chổi cùn, rế rách. Đối với bần cố nông chất phác, đây là một cuộc đổi đời chưa bao giờ họ ngờ tới. (more…)
Trận Điện Biên Phủ và Hiệp Định Geneve 1954 là hai biến cố chính khiến cho chiến dịch Đấu Tranh Giảm Tô được tạm ngưng. Mặc dầu sau Hiệp Định Genève, Việt cộng hoàn toàn làm chủ miền Bắc trong một khí thế đầy phấn khởi, bộ đội Việt cộng về thủ đô với một vinh dự chiến thắng, nhưng Hồ Chí Minh và giới đầu lãnh Hà Nội phải đối phó với nhiều vấn đề cấp bách: Phong trào di cư của gần một triệu đồng bào miền Bắc bỏ trốn cộng sản vào Nam, việc tập kết khoảng 50 ngàn bộ đội và cán bộ cộng sản từ Nam ra Bắc tạo nên nhu cầu ổn định tâm lý quần chúng cũng như củng cố an ninh. Do đó, Việt cộng đã dành một thời gian khoảng một năm để chấn chỉnh tình hình nội bộ và chuẩn bị làm nốt phần tối quan trọng của Cải Cách Ruộng Đất để bắt đầu công việc xây dựng cơ sở vật chất cho công cuộc xâm lược miền Nam. (more…)
Đại Cương:Trong kế hoạch nắm vững toàn bộ nông thôn miền Bắc, Cộng sản phải tiến qua nhiều giai đoạn, theo một kỹ thuật tinh vi bắt đầu bằng cuộc Cải cách Ruộng đất được Đảng mệnh danh là “một cuộc cải cách long trời lở đất” mà hậu quả là khiến cho người dân trở thành một đoàn người khiếp sợ Đảng, đến độ bảo sao cắm đầu nghe vậy, không dám oán than ngay cả với người thân trong gia đình. (more…)
Lời nói đầu:
Những biến động chính trị đang diễn ra trong nội bộ các nước Cộng sản là những biến cố lịch sử đánh dấu một giai đoạn đấu tranh mới của các dân tộc bị áp bức. (more…)
Bạn phải đăng nhập để bình luận.