Quân lực VNCH

Cuộc Di Tản của Không Quân VNCH 30.4.1975

Vận tải Cơ C-130A Không Quân Viet Nam cháy tại Phi Trường Tân Sơn Nhất ngày 29/04/1975

Tập ‘Quân sử Không Quân’ trang 199 ghi lại: ‘Về Không quân VNCH ngoài một số nhỏ quân nhân và gia đình được di tản bằng phi cơ C130, C141 của KQHK từ ngày 20/4, đa số còn lại chỉ di tản sau ngày 28/4/1975, khi Bộ Tư lệnh KQ không còn hoạt động theo đúng chức năng của một Bộ Tư lệnh nữa.. (more…)

Từ Lệnh Bỏ Huế ngày 25/3/1975 : Vĩnh Biệt Chốn Kinh Kỳ

Hình chụp hôm 24/3/1975, tàu Hải quân Việt Nam Cộng Hoà chở dân di tản từ Huế cập bến Đà Nẵng. (Photo by Bettmann/CORBIS)

📷
{Việt Báo giới thiệu:
Những ngày này 44 năm trước, Việt Nam Cộng Hoà bị đồng minh Hoa Kỳ đẩy tới đường cùng. Số phận của Huế và cả nền Cộng Hoà tại miền Nam hầu như được quyết định trong hai phiên họp khẩn cấp tại Dinh Độc Lập ngày 25 và 26/3/1975. Để tưởng nhớ ngày phải rời bỏ Huế năm xưa, mời quý vị đọc lại bài viết của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, tác giả sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” và “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”.} (more…)

Cảnh Sát Quốc Gia VNCH

Dưới thời Pháp – Nhật đô hộ Việt Nam, họ đã dùng bộ máy an ninh, Phòng Nhì (Deuxième Bureau de l’État-major général, Deuxième Bureau) là cơ quan tình báo quốc phòng của Pháp ở Việt Nam, Sở Liêm Phóng Đông Dương hay Sở Mật Thám Đông Dương (Sûreté général indochinoise) là một cơ quan tình báo, mật thám và an ninh của chính quyền Liên Bang Đông Dương, hoạt động từ năm 1917 đến hết thời  Pháp thuộc. Hiến Binh Nhật (憲兵隊) là đội quân cảnh của Nhật hoạt động từ 1881-1945. Lực lượng giống Công an của thực dân Pháp có nguồn gốc từ „Gendarmerie“ có nghĩa là “người được vũ trang”. Đây là một lực lượng quân sự hay bán quân sự, có nhiệm vụ như cảnh sát thi hành công vụ. Những cơ quan trên cai trị ở Việt Nam không tôn trọng luật pháp thường lộng hành bắt người, đánh đập:

Hà Nam danh giá nhất ông cò
Trông thấy ai ai chẳng dám ho
Trần Tú Xương

(more…)

Báo Trung Quốc mô tả trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974:

Nghĩa trang liệt sĩ trận hải chiến Tây Sa cùng danh sách những người đã hy sinh

Hải chiến Tây Sa là trận tác chiến phản kích tự vệ vào tháng 1 năm 1974, được tiến hành đối với quân đội Nam Việt (1) xâm nhập vùng biển quần đảo Vĩnh Lạc (2) thuộc Tây Sa (3), với sự phối hợp giữa Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc cùng các phân đội lục quân và dân binh. (more…)

Cha đẻ của “Đại Lộ Kinh Hoàng”

Đài tưởng niệm 1.841 nạn nhân chết trên ĐLKH do báo Sóng Thần xây dựng năm 1972

 

Khoảng thời gian sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực (ngày 27/01/1973) đến ngày thành phố Huế thất thủ (26/03/1975), hành khách từ Huế đi ra Bắc, khi vừa qua khỏi cầu Bến Đá ở vị trí cách Hà Nội 784 km, bên tay trái Quốc Lộ 1 thấy tấm bảng lớn độ 2 mét x 5 mét, sơn màu vàng, kẻ bốn chữ “Đại Lộ Kinh Hoàng” đỏ tươi màu máu. (more…)

Bà quả phụ anh hùng ‘Mũ Ðỏ tên Ðương’ tìm về Ðồi 31 Hạ Lào

QUẢNG TRỊ (NV) Sau khi được cộng đồng người Việt ở hải ngoại giúp đỡ, trưa 12 Tháng Tư, 2016, bà quả phụ cố Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương, tức Trần Thị Mai, và người con trai út Nguyễn Viết Xa đã có chuyến đi từ Sài Gòn đến đồi 31, Hạ Lào, nơi “Người Anh Hùng Mũ Ðỏ Tên Ðương” hy sinh.

 Bà quả phụ Nguyễn Văn Ðương và con trai Nguyễn Viết Xa khấn vái vong linh của chồng và cha trên đỉnh đồi 31, Hạ Lào. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)


Bà quả phụ Nguyễn Văn Ðương và con trai Nguyễn Viết Xa khấn vái vong linh của chồng và cha trên đỉnh đồi 31, Hạ Lào. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Buổi trưa hôm ấy, anh Nguyễn Viết Xa cũng chay xe ôm, nhưng khác hẳn mọi hôm, hôm nay anh chở vị khách đặc biệt, là mẹ của mình, thẳng tiến phi trường Tân Sơn Nhất, bắt đầu cuộc hành trình đầy khó khăn để sang vùng đất nơi thân phụ mình nằm lại. (more…)

Chiến Trường Quảng Trị Trong Mùa Hè Đỏ Lửa Với Phi Đoàn Khu Trục 518

 HQPD_1395657985

Lời người viết: Ðể tưởng niệm 37 năm ra đi của hai phi công Trần Thế Vinh và Phan Quang Tuấn thuộc PÐ-518 ở Quảng Trị trong Mùa Hè Ðỏ Lửa, tháng 4 năm 1972. Ðể chia xẻ với thân nhân những người đã bỏ mình sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà bọn CS cho họ là những người mang “nợ máu”. — lanhnguyen
(more…)

Chiến Tranh Việt Nam: Tháng Ba Chôn Súng

thuanan

Biển Thuận An

 

Cứ mỗi tháng Ba về, lòng tôi lại chùng xuống, phải nói là buồn đau, cay đắng, ngậm ngùi đến tận cùng tim gan mỗi khi nhìn thấy những hình ảnh đau thương đập vào mắt tại bãi biển Thuận An vào những ngày 25, 26, 27 hay tại bờ biển Đà Nẵng ngày 28, 29 tháng 3/1975.
(more…)

Hạ Lào, Nơi Người Lính không về…

 

KheSanh

Ngày 12 Tháng 5, 2015, Đại Tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù trở về cõi vĩnh hằng nơi Sydney, Úc hưởng thọ 87 tuổi. Ông là sĩ quan cấp bậc cao nhất của Quân Lực VNCH bị bắt tại trận địa, Mặt Trận Hạ Lào, Hành Quân Lam Sơn 719- Tháng 2, 1971. Bài viết như một lời chào kính cuối cùng gởi đến Người Lính Lớn – Chiến Binh Nhảy Dù Cố Gắng. Cũng nhân cơ hội nhìn lại một chiến dịch quân sự để thấy ra những biển lận hiểm độc chính trị đối với vận mệnh Việt Nam nói chung và Quân Lực VNCH nói riêng.
(more…)

Cơn Uất Hạ Lào

OperaçãoLamSon719


Kính dâng linh hồn các bạn quí mến Hiền,Phan.Các em thương mến Thọ , Hạnh , Chương , Đương , Quân , Côn , Thu , Thúc , Quang , Đại , Bình , Bân , Lữ , Khê và các chiến hữu vô danh .
(more…)

“Tweaking the Tiger’s Tail” – The Battle for the Paracel Islands

“HQ-10 Was Lost But Not Forgotten”

January 1974

TigerTail

Sadly, but bravely, the Patrol Craft Escort vessel PCE-10 described above – known more appropriately in the South Vietnamese Navy as Nhat-Tao HQ-10 – was lost in early 1974 during an engagement between VNN forces and those of the Peoples Liberation Navy (PLAN) in a dispute over control of the Paracel Islands (Hoang Sa in Vietnamese) (more…)

Cuộc Ðổ Bộ Trong Lòng Ðịch

tructhangvan

Kể từ sau cuộc đổ bộ bằng trực thăng của Tiểu đoàn 1 Quái Điểu vào ngày 11/7/72, tại quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, chưa một ai viết lại cuộc đổ bộ ấy, và tôi nghĩ nếu tôi không viết để nói lên cuộc chiến đấu ác liệt, oai hùng này thì ai có thể viết thay tôi ? (more…)

Cựu Nữ Quân Nhân QLVNCH Mũ Ðỏ : Người Xưa Đâu

airborne012
 

(Bài viết dưới đây của Chiến Hữu Võ Thị Vui được ghi chép thời chị Vui còn mạnh khỏe, thời mà đôi mắt chị còn tinh anh, nay thì chị đã ra người thiên cổ; mời bạn đọc theo dõi bài viết với tấm lòng của chị với nghiệp lính và nghề văn đã một thời dấn thân cho quê hương đất nước và dân tộc). (more…)

Mùa Hè Đỏ Lửa – Bút ký Phan Nhật Nam

Quang_Tri_1972

Mùa Hè, những cơn mưa bất chợt ùn ùn kéo đến, ào ạt chụp xuống núi rừng Kontum, Pleiku… Trời thoắt trở lại xanh, cao khi mưa dứt, nắng hanh vàng ấm trong không khí gây gây lạnh, những đồi cỏ xanh dọc Quốc Lộ 14 bắt đầu óng mượt, cánh cỏ non lớn dài phơi phới dưới sau trận mưa đầu mùa và thung lũng xa vàng rực hoa hướng dương. Không khí, gió, trời mây và cỏ cây thay đổi hẳn, mới mẻ toàn khối, toàn sắc, vùng cao nguyên lộng lẫy, triền miên với từng hạt nắng vàng ối tan vỡ trên đồng cỏ xôn xao gió thổi… (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 20 : Kẻ thắng người bại và những nấm mộ cô đơn

Sai Gòn, sáng 15/5/1975

Sai Gòn, sáng 15/5/1975

Đối với lực lượng tự xưng là “cách mạng” ở Việt Nam thì sự kiện Sài Gòn thất thủ đã là một chiến thắng vẻ vang mang tính cách lịch sử. Vào ngày 15/ 5/1975, trong một buổi lễ chào mừng chiến thắng này, trên khán đài đặt trước cổng chính của Dinh Độc Lập cũ, những khuôn mặt nổi tiếng tiêu biểu của các chiến sĩ thuộc phe “cách mạng” này đã tề tựu đông đủ.
(more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 19: Đại sứ bất tại

Phao Kich Saigon

Saigon bị đạn pháo kích của CSBV

Một mình trong bóng tối lại nghe được những âm thanh vang dội của tiếng đạn pháo làm rung chuyển nền nhà, quả là thứ cảm giác rất khó chịu. Nhất là tâm trạng cảm thấy mình bất lực không thể đối ứng được bất cứ điều gì trong tình cảnh những loạt đạn pháo kích đang rình rập rơi xuống quanh mình, và tôi lại càng cảm nhận được từng giây phút hồi hộp lo sợ như vậy vào buổi sáng sớm ngày 29/4/1975, vừa đúng một ngày trước khi Sài Gòn thất thủ. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 18: Kẻ thắng nhập thành

CSBV vào Saigon 30/4/1975

CSBV vào Saigon 30/4/1975

Ngày 30/4/1975 là một ngày mà tôi không thể nào quên được. Bởi vì đó là ngày Sài Gòn thất thủ và được cho là dấu ấn kết thúc cuộc chiến VN. Hơn nữa, bản thân tôi vào ngày hôm đó cũng có mặt ở thủ đô Sài Gòn của miền Nam VN hay nói cách khác là tôi đã chính mắt mục kích sự kiện mang tính cách lịch sử này nên tôi không thể nào quên được.
(more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 17: Hấp lực của một thành phố

Sài Gòn trước 1975

Sài Gòn trước 1975

Tuy phải sống trong hoàn cảnh lửa đạn chiến tranh kéo dài, nhưng miền Nam VN lại là một quốc gia có sức hấp dẫn lạ kỳ. Trong đó, xã hội của thành phố Sài Gòn cũng là nơi tỏ sức thu hút đặc biệt với những mặt tốt xấu, buồn vui, thiện ác của con người được bộc lộ rõ nét. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ : Kỳ 16: Tìm hiểu vùng đất của phe MTGP

Sông Lại, Hoài Ân, Bình Định

Sông Lại, Hoài Ân, Bình Định

Tại một địa điểm vắng vẻ, cây cỏ mọc um tùm ở cạnh quốc lộ 1 thuộc tỉnh Bình Định của miền Nam VN, tôi đã từng đứng đợi người buộc khăn tay trắng bên cánh tay trái xuất hiện. Đó là chuyện xảy ra vào ngày 16 tháng Giêng năm 1974, tức khoảng 15 tháng trước khi Sài Gòn thất thủ. Với một tâm trạng bất an bồn chồn, có lúc tôi ngã lưng xuống bãi cỏ nghỉ một chút để trấn tĩnh tinh thần nhưng không sao yên tâm được và lại đứng lên đưa cặp mắt lo lắng nhìn chung quanh. Bởi vì lúc đó, tôi đang đợi người dẫn đường của phe MTGPMN đưa tôi đến vùng đất kiểm soát của họ. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 15: Cuộc thảm sát tập thể tại Huế

Saigon, 1972

Saigon, 1972


Vào tháng 4/1972, tức niên hiệu Chiêu Hòa Thiên Hoàng năm thứ 47 tại Nhật Bản, tôi đã đến miền Nam VN làm việc với tính cách là một đặc phái viên của tờ báo Mainichi. Đây cũng là thời kỳ cuối cùng Thủ Tướng Sato Eisaku sau một thời gian dài nằm quyền lãnh đạo ở Nhật Bản và đặc biệt là vừa đúng 3 năm trước khi xảy ra biến cố Sài Gòn thất thủ. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 14: Vị Tổng Thống cuối cùng

Trung Tướng Dương Văn Minh, 1964

Trung Tướng Dương Văn Minh, 1964

Vị Tổng thống cuối cùng miền Nam VN là ông Dương Văn Minh có sở thích rất yêu hoa Lan. Tại vườn hoa của nhà ông ở Sài Gòn gần Dinh Độc Lập, ông đã trồng nhiều loại Lan đủ màu sắc đua nở nên được gọi là Dinh Hoa Lan. Tôi cũng đã có nhiều lần đến đây để lắng nghe ông nói chuyện về các vấn đề chính trị và quân sự. Tuy khu vườn không rộng lớn lắm nhưng được trang điểm bằng màu sắc rực rở xinh đẹp của các loại hoa Lan nên lúc nào cũng thu hút tia nhìn của tôi. Và cũng trong khung cảnh của vườn hoa này, ông Minh luôn nói chuyện với tôi một cách chậm rãi khoan thoai. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 13: Áp lực từ chức

ThieuVNLeafF

Người giữ chức Tổng Thống của VNCH trong thời gian 7 năm rưỡi là ông Nguyễn Văn Thiệu lúc thiếu thời rất yêu thích môn bóng bàn. Trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường, ông chưa hề thua một trận đấu bóng bàn nào nhờ vào chiến pháp đặc biệt là không bao giờ mạo hiểm tấn công đối thủ khi biết rằng có nhiều rủi ro bị phản công và ông luôn kiên nhẫn bám sát từng tình huống, chờ đợi thời cơ lúc đối phương để lộ sơ hở mới ra tay tấn công một cách triệt để. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 12: Rời bỏ thủ đô

Saigon tháng 4 1975

Saigon tháng 4 1975

“Anh có thể làm chồng của tôi hay không?”

“Cái gì?”

“Không sao đâu, đó chỉ là trên mặt giấy tờ mà thôi. Tôi hứa sẽ không gây phiền phức gì cho anh đâu”.

Nhìn khuôn mặt quen thuộc của cô gái VN trước mặt, tôi giật mình khi nghe cô ta ngỏ lời yêu cầu bất ngờ như vậy. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 11: Cảm nghĩ của người dân về chính quyền Sài Gòn và MTGPMN

Saigon trước 30/04/1975

Saigon trước 30/04/1975

Trong thời gian sống tại miền Nam VN, một vùng đất chiến tranh lửa đạn triền miên, tôi đã cố gắng tìm hiểu xem những thường dân tại đây họ nghĩ gì về cuộc chiến dai dẳng này. Vì lý do đó, nên trong thời gian hoàn toàn chưa hiểu rõ vấn đề tôi đã học tiếng Việt và làm quen với những phong tục tập quán nơi này hầu tạo thêm điều kiện để tìm hiểu cho cặn kẽ. Và cứ mỗi lần hiểu biết thêm một vấn đề tôi lại càng thêm ngạc nhiên truớc những sự thật đang diễn ra hàng ngày tại đây. (more…)