Sài Gòn

Người đặt tên cho các đường phố Sài Gòn trước 1975

Từ lâu, tôi đã có dịp bày tỏ lòng ngưỡng mộ và khâm phục về việc đặt tên cho các đường phố tại Sài Gòn vào năm 1956, ngay sau khi chúng ta dành được độc lập từ tay thực dân Pháp. Vì đây là một công việc quá xuất sắc và quá hoàn thiện, nên tôi vẫn đinh ninh rằng đó phải là một công trình do sự đóng góp công sức và trí tuệ của rất nhiều người, của một ủy ban gồm nhiều học giả, nhiều sử gia, nhiều nhà văn, nhà báo…

Bản đồ Saigon trước 75

 

Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn Văn Luân, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đã được hoàn thành bởi… một người. Người đó là ông Ngô Văn Phát, Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh Sài Gòn. (more…)

Lịch sử Trường Chu Văn An

Việt Nam có nhiều trường trung học nổi tiếng, nhưng trường nổi tiếng nhất trong những trường nổi tiếng phải nói đó là trường Trung Học Chu văn An. Trường Chu văn An nổi tiếng không những vì nó đã có mặt trên cả hai miền Nam Bắc gần thế kỷ và đã đào tạo ra không biết bao nhân tài cho đất nước, mà còn vì học sinh trường Chu Văn An có tinh thần yêu nước rất cao. (more…)

Tết người Bắc ở SàiGòn xưa

Phố Tết SàiGòn xưa

Phố Tết SàiGòn xưa

 

 

 

Ngoài phố…

Không khí Tết ở Sài Gòn hồi đó bắt đầu được cảm thấy từ sau Giáng Sinh. Những sạp bán đồ Giáng Sinh dọc các đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ thật ra vẫn ngồi nguyên chỗ và chỉ thay đổi thiệp mừng Giáng Sinh sang thiệp chúc Tết mà thôi. Không khí hội hè “bắc qua” này kéo dài cho đến gần Tết, khi những khu vực bán hàng Tết thật sự được tổ chức. (more…)

Bánh mì Sài gòn theo dòng thời gian‏

BanhMi

Bánh mì đã xuất hiện ở xứ ta trước cái mốc 1859, nhưng được biết đến nhiều là sau khi đội quân viễn chinh chiếm thành Gia Định. Ngoài người Pháp, cách làm bánh mì đầu tiên được người Hoa tiếp thu, sản xuất bán ra thị trường và trong số khách hàng mua bánh mì thời kỳ đó có cả người Việt: Bồi bàn, thông ngôn, thầy ký có lẽ là những người nếm bánh mì đầu tiên; Kế đó là công chức tân trào, rồi đến tầng lớp Tây học, thị dân và lần lần tỏa rộng phổ biến cả thành thị lẫn nông thôn” (more…)

Bây giờ là Mùa Thu, tôi đi tìm dĩ vãng

muathudivang

 

 

Thật ra 99.9% ca khúc “bất hủ” của Trịnh Công Sơn được sáng tác vào thời trước 75 ở Sài Gòn và Huế. Cho nên ngày nay khi người ta “vinh danh” Trịnh Công Sơn chính là vinh danh nền văn hóa của Miền Nam VN vào thời trước 75.

Bây giờ là mùa thu ở Sài Gòn và cũng là mùa lá rụng ở Rừng Phong trên đất Mỹ. Buổi chiều ngồi trong căn chung cư nhỏ hẹp nghèo nàn nhìn mưa dăng nhẹ ngoài khung trời ngoài kia, tôi bỗng muốn thoát khỏi mình trở lại sống với những ngày xưa. (more…)

Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát

PhanHuyQuat

Thủ Tướng Phan Huy Quát

Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại “như một nén hương chiêu niệm chung.” (more…)

Nhớ hề râu ThanhViệt – Đem mạng sống đổi lấy chén cơm manh áo !

thanhviet1

Những lúc trà dư tửu hậu, các bạn tôi ở nhà  dưỡng lão Rosemont thường hỏi tôi về đời sống và tài nghệ của các nghệ sĩ  cải lương trong các thập niên 40, 50, 60, 70. Nhiều bạn cho là nghệ sĩ ham vui,  tiêu xài hoang phí,  không biết nghĩ tới ngày mai nên về già thường  bị lâm vào cảnh khốn cùng. (more…)

Việt Nam, 65 năm sau

Biểu diễn văn nghệ chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Quốc Khánh và CMT8 tại Hà Nội hôm 02/9/2010

Biểu diễn văn nghệ chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Quốc Khánh và CMT8 tại Hà Nội hôm 02/9/2010

 ovv:
Bài viết này đã viết ra cách nay đúng 5 năm …. Đọc lại và so sánh với hiện tình VietNam.. để thấy mọi chuyện cũng vẫn như thế , chẳng có gì là khá hơn lại thêm hiểm họa Trung Cộng đe dọa ….
 

Việt Nam đang tổ chức kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 tháng 9.

Từ trước tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự hào rằng Cách mạng tháng Tám năm 1945“là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước” của dân tộc, rằng “đảng đã lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân đầu tiên ở Việt Nam, giành được độc lập, tự do, giải phóng dân tộc thoát khỏi áp bức, bóc lột”. (more…)

Tôi học và hành nghề chuyên viên kinh tế như thế nào ?

THẻ Sinh Viên ĐẠi Học Luật Khoa  ( Hình minh họa )

Thẻ Sinh Viên ĐẠi Học Luật Khoa ( Hình minh họa )

Nhận lời viết bài cho kỷ yếu kỳ này, tôi muốn theo gương Giáo Sư Vũ Quốc Thúc (a) viết về việc tôi đã học Kinh tế, và qua năm tháng, đã lấy kinh tế học làm sinh kế ra sao. Mục đính là muốn chia sẻ kinh nghiệm với các bạn trẻ muốn học và làm việc như một chuyên viên kinh tế, nhưng trên hết, tôi muốn gởi bài này đến các Giáo sư trường luật Sàigòn, đặc biệt là Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, như một lời tri ân vì những sự giúp đỡ chân tình trong tình sư đệ. (more…)

Giới thiệu lịch sử đại cương Luật Khoa Đại Học Đường SÀI GÒN

Luat Khoa Sai gon

LUẬT KHOA ĐẠI HỌC ĐƯỜNG SÀI GÒN

* * * * * * * * * * * * * * * *

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

 

Ngành Luật Khoa Việt Nam được chính phủ bảo hộ Pháp hình thành vào thập niên 1920 hay sớm hơn, khoảng 1918, vì nhu cầu cai trị một thuộc địa. Nhưng Luật Khoa Ðại Học Ðường Sài Gòn đã chính thức được thành lập vào năm 1955, sau khi giành được độc lập, nhằm đào tạo các nhà trí thức có kiến thức luật học, cung ứng cho mọi ngành nghề của một quốc gia độc lập, có chủ quyền được thiết lập ở Miền Nam Việt Nam, sau Hiệp Ðịnh Geneve 1854 chia đôi đất nước. (more…)

“Đánh tư sản” ở miền nam sau 1975

hinh-4

Vùng Kinh Tế Mới

 

I. ĐÁNH TƯ SẢN

ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. (more…)

Sài Gòn ngày xưa trên đường Catinat

Con đường kỳ cựu nhất Sài Gòn

Con đường kỳ cựu nhất Sài Gòn

 

Hình ảnh thành phố Sài Gòn qua chiếc máy ảnh Rolleiflex của phóng viên Jack Birns làm việc cho tạp chí TIME-LIFE Magazines. Mời các bạn thưởng lãm sinh hoạt của Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông vào năm 1948.

(more…)

Trường Nữ trung học Gia Long

gia-long-3

Trường Nữ trung học Gia Long còn được gọi là  trường nữ sinh Áo Tím là một trường trung học phổ thông công lập ở Sài Gòn. Được thành lập từ năm 1913, cho đến nay trường Gia Long là một trong những trường phổ thông lâu đời nhất của nền giáo dục Việt Nam.

(more…)

Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Saigon một thuở ( Kết )

ktmoi

Đô thị Saigon không chắc lộng lẫy, hồn Saigon (cũng như miền Nam nói chung) dù chưa hẳn cao cả, nhưng chắc chắn Saigon của dân tộc Việt Nam không đáng phải chứng kiến giòng nước mắt Nữ văn sĩ Dương Thu Hương (1), bà khóc khi nhận chân sự lừa đảo của CSVN. Bà đã khóc khi thấy: “nền văn minh đã thua chế độ man rợ” (2). (more…)

Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Saigon một thuở (phần 3)

537293_567230210018228_2095403365_n

Tôi thương tuổi thơ em tôi không có được miếng ăn no, cái áo lành, dám nào nghĩ tới những món đồ chơi con trẻ hay một bài hát vô tư, hồn nhiên hoặc một bài học nhân bản từ câu chuyện “Gió đầu mùa” của Nhà Văn Thạch Lam mà thế hệ chúng tôi được học để làm (đúng nghĩa) Con Người: (more…)

Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Saigon một thuở : Phần 2

 

Bien-nhan-doitien

Tôi cảm thấy vơi bớt muộn phiền và nhẹ nhõm hơn, khi bài viết về những ngày đen tối của Quê hương được mọi người đón nhận trong tâm thức sẻ chia bùi ngùi, trong suy tư hồi tưởng, với miền ký ức xa xăm để cùng nhau góp nhặt những mảnh vỡ đau thương hơn 30 năm qua, như những người lâu lắm rồi mong được: (more…)

Ba lần đổi tiền

Đường phố Sài Gòn ngày 13 tháng 5 năm 1975.

Đường phố Sài Gòn ngày 13 tháng 5 năm 1975. AFP photo

Từ ngày 30.04.1975, khi cầm tờ giấy bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, người dân Sài gòn, một Thủ đô từng có mỹ danh Hòn ngọc Viễn đông, mang một nỗi buồn mất mát : Đồng tiền Việt Nam Cộng hòa sẽ đi vào dĩ vãng… Việc ‘đổi tiền’ bị đảng Cộng sản đưa vào ngữ vựng ‘cách mạng’ khủng bố người dân Việt như một nỗi kinh hoàng vì đây là một vụ cướp bằng luật do nhà nước ban hành. (more…)

Sài Gòn và siêu thị đầu tiên ở Việt Nam

SieuThiNguyenDu

Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói là toàn cõi VN mở cửa năm 1967, mang đến cho nhiều gia đình công tư chức ở Sài Gòn những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có. (more…)

Các trường, viện ngoài công lập ở miền Nam trước 1975

viendaihocvanhanh-saigon

I.  Các trường tư thục và Bồ đềNgoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học.  Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học. Con số này Tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học. Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho nam sinh; Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự điều hành của Giáo hội Công giáo. (more…)

Giáo Dục ở Nam Việt Nam Từ Xưa Đến thời Pháp thuộc

ongdogia

Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáo dục cũ của Nho gia, gọi nôm na là “cái học của nhà Nho” như nhiều người thường nói. Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa, từ chương trình, sách vở, lối học đến cách thức thi cử. Tổ chức giáo dục xưa được Đào Duy Anh ghi lại như sau trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương:

(more…)

Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

Saigon_University

Đã in  tạp chí NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
số 7-8 (114-115).2014,
số chuyên đề GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954- 1975)

Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm.

Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 20 : Kẻ thắng người bại và những nấm mộ cô đơn

Sai Gòn, sáng 15/5/1975

Sai Gòn, sáng 15/5/1975

Đối với lực lượng tự xưng là “cách mạng” ở Việt Nam thì sự kiện Sài Gòn thất thủ đã là một chiến thắng vẻ vang mang tính cách lịch sử. Vào ngày 15/ 5/1975, trong một buổi lễ chào mừng chiến thắng này, trên khán đài đặt trước cổng chính của Dinh Độc Lập cũ, những khuôn mặt nổi tiếng tiêu biểu của các chiến sĩ thuộc phe “cách mạng” này đã tề tựu đông đủ.
(more…)

Ban Tam Ca Trào Phúng AVT (Kích Động Nhạc AVT)

01

 
Nghe Nhạc : Chương trình Sóng Nhạc 4 – BanKích động nhạc AVT

 
AVT là tên của một ban tam ca trào phúng đã đi vào lịch sử âm nhạc Việt Nam với tính chất châm biếm và hài hước, nhiều khi xen lẫn với một sự mỉa mai của nó. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 19: Đại sứ bất tại

Phao Kich Saigon

Saigon bị đạn pháo kích của CSBV

Một mình trong bóng tối lại nghe được những âm thanh vang dội của tiếng đạn pháo làm rung chuyển nền nhà, quả là thứ cảm giác rất khó chịu. Nhất là tâm trạng cảm thấy mình bất lực không thể đối ứng được bất cứ điều gì trong tình cảnh những loạt đạn pháo kích đang rình rập rơi xuống quanh mình, và tôi lại càng cảm nhận được từng giây phút hồi hộp lo sợ như vậy vào buổi sáng sớm ngày 29/4/1975, vừa đúng một ngày trước khi Sài Gòn thất thủ. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 18: Kẻ thắng nhập thành

CSBV vào Saigon 30/4/1975

CSBV vào Saigon 30/4/1975

Ngày 30/4/1975 là một ngày mà tôi không thể nào quên được. Bởi vì đó là ngày Sài Gòn thất thủ và được cho là dấu ấn kết thúc cuộc chiến VN. Hơn nữa, bản thân tôi vào ngày hôm đó cũng có mặt ở thủ đô Sài Gòn của miền Nam VN hay nói cách khác là tôi đã chính mắt mục kích sự kiện mang tính cách lịch sử này nên tôi không thể nào quên được.
(more…)