Tác giả: ovv

AGEVP/THSV – 30 Tháng tư / 30 avril

Nhân ngày tưởng niệm 30 tháng 4, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris mới thực hiện phim tài liệu hướng về 46 năm về trước.
Để tri ân tất cả các nạn nhân của chiến tranh Việt Nam, những người đã hy sinh để bảo vệ đất nước, cũng như vô số người tị nạn đã bỏ mạng trên đường tìm tự do.

Tấn Thảm Kịch 1975

  • Melvin R.Laird, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ dưới thời Nixon, sau mấy chục năm im lặng mới lên tiếng gần đây. Ông nói rằng chiến tranh Việt Nam không thể kết luận là một sự sai lầm, theo ông Hoa Kỳ đã chuốc lấy thất bại và bỏ lỡ nhiều cơ hội chiến thắng. Mục tiêu cuộc chiến tranh Việt Nam hồi ấy là để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại Á Châu. Cựu Bộ Trưởng Laird chỉ trích Hoa Kỳ năm 1975 đã bỏ rơi đồng minh Việt Nam, ông nói rằng điều xấu hổ không phải là Hoa kỳ có mặt từ lúc đầu mà là sự phản bội vào giờ phút chót, Quốc Hội Hoa kỳ đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những lời cam kết với Việt Nam của chính phủ Nixon trước đó. (more…)

Trận Sân bay Phụng Dực, Ban Mê thuột tháng 3-1975 khúc quanh lịch sử VNCH.

Một đơn vị của Sư Đoàn 23 Bộ Binh phối hợp với Kỵ Binh lên đường tiếp cứu Ban Mê thuột thì được lệnh rút lui, Darlac tháng 3-1975.

4 giờ sáng ngày 10 tháng 3, 1975.
Sau những trận mưa pháo suốt 2 tiếng đồng hồ, Cộng quân với chiến xa và biển người, tấn chiếm Ban Mê Thuột. Và với một lực lượng đông gấp 10 lần, địch đã làm chủ tình hình ngay từ phút đầu.
Sự chống trả mảnh liệt của những đơn vị phòng vệ thị xã cùng với sự yểm trợ hữu hiệu gan dạ của các phi công anh hùng, đã chặn bớt được sức tiến của quân thù.
Nhưng ngày hôm sau, khi Cộng sản Bắc Việt tung thêm Sư đoàn tổng trừ bị 316 mới ở miền Bắc vào, thì lực lương hai bên giữa ta và địch quá ư chênh lệch, cả về quân số, chiến xa lẫn vũ khí nặng!
12 giờ trưa ngày 10 tháng 3, 1975 tiểu khu Ban Mê Thuột mất! (more…)

Đi Hốt Cốt Cha Từ Trại Tù Ngoài Bắc

Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Sau năm 1975, là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 2 bài viết kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa, sau đó cùng mẹ đến chứng kiến cái chết của người cha trong trại tù. Bài mới nhất là chuyện tác giả đưa mẹ đi lấy xương cốt người cha, bằng cách trở lại trại tù bốc mộ trộm.

Ngày đưa ba đi trình diện học tập dành cho “sĩ quan nguỵ quân” tại trường Chu Văn An năm 1975, là khoảnh khắc cuối cùng mẹ nhìn thấy mặt ba còn sống. Chuyến đi tưởng chỉ 10 ngày trở thành 2 năm 6 tháng chia lìa và xa nhau mãi mãi. Mỏi mòn chờ đợi để cuối cùng chỉ được ôm xác người chồng yêu thương lần cuối cùng ở một trại cải tạo ngút ngàn tận cùng biên giới Việt Trung. (more…)

Mẹ Vẫn Chờ Con Bên Cửa


Trong bài báo “Muôn Dặm Tìm Chồng” nói về trường hợp bà quả phụ phi công Nguyễn Diếu đăng trên nhật báo Người Việt vào Tháng Mười Hai, 2012, chúng tôi có nhắc lại bản tin của AP về chiếc trực thăng rơi tại Hạ Lào:
“Vào ngày thứ ba của cuộc hành quân 719 Lam Sơn (10 Tháng Hai, 1971), một trực thăng UH-1 Huey của Việt Nam Cộng Hoà bị bắn rơi tại Hạ Lào. Tất cả những người có mặt trên chuyến bay này đều bị tử nạn, gồm Ðại Tá Cao Khắc Nhật Trưởng Phòng 3, Trung Tá Phạm Vi, Trưởng Phòng 4 thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, hai phi công là Trung Úy Nguyễn Diếu, Trung Úy Tạ Hoà và hai nhân viên Phi Hành Đoàn là Trung Sĩ Cơ Khí Nguyễn Hoàng Anh, Hạ Sĩ Xạ Thủ Trần Công Minh thuộc Không Ðoàn 41, Phi Ðoàn 213, Sư Ðoàn 1 Không Quân đóng tại Ðà Nẵng. Trên chuyến bay này còn có 4 phóng viên Mỹ là Larry Burrows của tờ Life, Henri Huet của AP, Kent Potter của UPI và phóng viên người Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek”. (more…)

Đời còn vui vì có chút tòm tem

Một cảnh đánh ghen được thể hiện trên tranh Đông Hồ của Việt Nam

 

 

 

 

Không biết hai tiếng ‘tòm tem’ xuất hiện trong ngôn ngữ Việt từ bao giờ nhưng cái chuyện tòm tem thì quả là xưa không kém gì quả đất. Tuy nhiên, dù có xưa cách mấy thì tòm tem vẫn không bao giờ cũ, vì loài người còn tồn tại tới ngày hôm nay cũng là nhờ vào ‘tòm tem’. Chính vì thế mà thiên hạ vẫn cứ mãi mãi tòm tem và sẽ còn nói nhiều về chuyện tòm tem. (more…)

Tình Dục trong Ca Dao

Tình Dục là một khía cạnh văn hóa, một sắc thái rất đặc trưng, một vấn đề rất đời thường và luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của con người. Nghiên cứu sâu về Tình Dục thì không thể bỏ qua khía cạnh văn hóa này, vì ở đó nó thể hiện được quan niệm của mỗi dân tộc, mổi sắc dân thậm chí là từng vùng nhỏ địa lý, tình dục dược nói đến trong các tác phẫn văn học nổi tiếng như Truyện Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Bích Câu Kỳ Ngộ, Phan Trần, Hoa Tiên… và cũng là một đề tài vô cùng phong phú trong ca dao. Ca dao VN là một loại văn chương bình dân có một sức mô tả rất sinh động tất cả nếp sống, sinh hoạt, phong tục tập quán xã hội của đại đa số dân chúng, nó được thể hiện qua lối nói rất giản dị, thẳng thắng, trung thực không màu mè, chải chuốt,là một kho tàng bất tận để khai thác trong nhiều lãnh vực khác. Khảo sát về mặt tình dục trong ca dao VN mới thấy được những nhận xét thật uyên bác rất tinh tế của người nông dân, mới thấy được sự mô tả tâm tư, tình cảm, sự rung động về tình yêu, sự khao khát và nỗi đam mê về thân xác là rất thật, rất đời thường. (more…)

Người Đưa Tin

Có tiếng đàn bà cười trong nhà. Tiếng cười thanh và ngọt nước dừa Biên Hoà. Người lính trẻ đưa tay gõ nhẹ cánh cửa.
Người mở cửa là một thiếu phụ với khuôn mặt rất tươi, vừa tắm xong, tóc còn ướt, đen bóng, những giọt nước mát trên cánh tay tròn như tiện, mát mẻ như một miếng dưa hấu đầu mùa. (more…)

Tưởng nhớ cụ Trần Văn Văn

 

 

Cụ Trần Văn Văn sanh ngày 2 tháng giêng năm 1908 tại làng Tân Lộc Đông ( gọi là cù lao Cát) quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên, con của cụ Trần Võ Duy, tri huyện và bà Lý Thị Hóa, trong một gia đình 5 con.

(more…)

Hà Nội Văn Nghệ : Những Ngày Báo Hiệu Loạn Ly

Chúng tôi ra đi mang theo cả linh hồn Hà Nội, từ mùa thu 1954. Và Hà Nội trong tôi, đã hơn 10 năm cách biệt, vẫn còn giữ nguyên bóng dáng một tình nhân của tuổi 20. Tại sao lại tuổi 20? Nếu kể từ ngày Hà Nội bắt đầu có tên Hà Nội (hình như vào năm 1831) thi ít nhất Hà Nội cũng đã hơn 100 tuổi. (more…)

Mây Lìa Ngàn

Câu chuyện tôi thuật lại đây khởi đầu từ những ngày xa xôi cũ ở miền Bắc, để rồi vào tới miền Nam này mới kết thúc – gọi là “tạm kết thúc” thì đúng hơn. Bởi vì đấy là một thiên hồi ký, động tác biến chuyển theo thời gian, cũng như chuyển theo từng kỷ niệm vui, buồn trong cuộc sống. Và động tác đều do tự nhiên sắp đặt. Tự nhiên sẽ dành cho ta tất cả mọi bất ngờ. Tác giả thiên hồi ký này, dù muốn, cũng không thể đóng vai chủ động. Vai chủ động trong câu truyện chính là Định Mệnh. Định Mệnh dàn bầy, bố cục tất cả. Câu truyện khởi đầu từ một miền rừng ngoài Bắc, đã từ lâu chìm lắng, qua đi tưởng chừng không còn vang bóng. Thế rồi, một ngày ở miền Nam ngẫu nhiên kỷ niệm hiện về toàn vẹn. Quá khứ lại kế gần hiện tại. Những hình bóng của ngày xưa, đã tưởng vĩnh viễn tan biến vào hư không như một bóng mây bay đi mãi mãi. Nhưng bóng mây xưa lại chập chờn trước mắt.

Câu chuyện “Mây Lìa Ngàn” lại trở về trong ký ức tôi, với nguyên vẹn cái phong vị hoang sơ của buổi hạnh ngộ ban đầu… (more…)

Bóng Người Trên Sương Mù

Viết theo chuyện một người bạn kể lại.

Ở ngoài, đêm tối như mực. Trong toa hạng nhì, riêng tôi ngồi đối diện với Trạch, một người bạn cũ, tình cờ gặp vì cùng đi một chuyến xe. Mười năm trước, bạn tôi còn là một người cầm lái xe lửa, cũng hàn vi như tôi; bây giờ gặp nhau trong toa hạng nhì, hai người cùng ngạc nhiên và cùng mừng cho nhau. (more…)

Người Chứng Ít Lời

Nguồn: FB Lâm Nguyễn

Lâm Nguyễn : Đây là truyện ngắn đăng trên tuần báo Thanh Niên số ra ngày 10/10/1993. Câu chuyện gây ấn tượng sâu sắc khiến mình quyết định giữ lại tờ báo. Bởi ngày ba mình đi cải tạo, những lá thư ba gửi về hay tả cảnh núi rừng chứ không vẽ như nhân vật trong câu chuyện này dù ba vẽ rất đẹp. Ba viết: “Nơi đây có những bông hoa chuối rừng đỏ thẫm, những trái ổi rừng chín mọng mà ba ước gì có thể gởi cho các con”. Sau 25 năm, chữ đã mờ và mắt cũng đã kém nhưng quyết gõ lại để chia sẻ cho mọi người cùng đọc. Tuy là truyện ngắn nhưng không hiểu sao mình cứ tin đây là câu chuyện có thật và mình mong biết thêm thông tin về ông Vương Công Hi cùng gia đình. Tiếc là những năm 90 chưa có mạng xã hội. Nếu có, mình tin nhân vật trong bài sẽ lên tiếng. Còn bây giờ, nếu còn tại thế, ông Vương Công Hi cùng vợ hẳn cũng đã khoảng 80 tuổi. Mình đăng lên đây với hy vọng biết đâu con cháu của ông Hi đọc được câu chuyện về cha, ông của họ. (more…)

Điện Biên Phủ 1954: Gần 100 pháo đài bay B-29 của Mỹ đã sẵn sàng giải vây

Ngày 5/04/1954, Đại sứ Mỹ Douglas Dillon đánh điện từ Paris về Washington:

“Tướng Navarre báo cáo rằng tình hình tại chiến trường này đang ở trong tình trạng bất quân bình trầm trọng… Với lực lượng đang được tăng cường, Việt Minh sẽ có thể mở cuộc tấn công mới vào giữa hay cuối tuần này. Nếu không được tiếp viện – từ đây tới lúc đó – thì số phận của Điện Biên Phủ coi như đã xong rồi.”

Gần một trăm máy bay B-29 của Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng, nhưng không bay vào giải vây. Pháp bại trận sau 56 ngày cầm cự.


(more…)

Cuộc Di Tản của Không Quân VNCH 30.4.1975

Vận tải Cơ C-130A Không Quân Viet Nam cháy tại Phi Trường Tân Sơn Nhất ngày 29/04/1975

Tập ‘Quân sử Không Quân’ trang 199 ghi lại: ‘Về Không quân VNCH ngoài một số nhỏ quân nhân và gia đình được di tản bằng phi cơ C130, C141 của KQHK từ ngày 20/4, đa số còn lại chỉ di tản sau ngày 28/4/1975, khi Bộ Tư lệnh KQ không còn hoạt động theo đúng chức năng của một Bộ Tư lệnh nữa.. (more…)

Từ Lệnh Bỏ Huế ngày 25/3/1975 : Vĩnh Biệt Chốn Kinh Kỳ

Hình chụp hôm 24/3/1975, tàu Hải quân Việt Nam Cộng Hoà chở dân di tản từ Huế cập bến Đà Nẵng. (Photo by Bettmann/CORBIS)

📷
{Việt Báo giới thiệu:
Những ngày này 44 năm trước, Việt Nam Cộng Hoà bị đồng minh Hoa Kỳ đẩy tới đường cùng. Số phận của Huế và cả nền Cộng Hoà tại miền Nam hầu như được quyết định trong hai phiên họp khẩn cấp tại Dinh Độc Lập ngày 25 và 26/3/1975. Để tưởng nhớ ngày phải rời bỏ Huế năm xưa, mời quý vị đọc lại bài viết của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, tác giả sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” và “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”.} (more…)

Kể chuyện kinh cầu xưa vùng Sài Gòn Chợ Lớn trước 1975 (P2)

Mai Tran

Kể lại chuyện kinh cầu xưa vùng Sài Gòn Chợ Lớn trước 1975 (P2).

Phần 2

Y Nguyên Mai Trần

Xem Phấn I

3- Cầu trên rạch phiá Nam-rạch Bến Nghé, Kinh Bải Sậy, Kinh Đôi, Kinh Tẽ

Sông Sài Gòn (Bến Nghé) chạy qua  quận 1 thành phố Sài Gòn quẹo sang trái biến thành rạch Bến Nghé. Sau đó vì lý do kinh tế vận chuyển thương mại , kinh Tẽ lại được đào thêm năm 1905.

Rạch Bến Nghé, còn gọi là kinh Chợ Lớn, thời nhà Nguyễn còn gọi là sông Bình Dương. Thời Pháp thuộc, người Pháp gọi là Arroyo Chinois  (Kinh Người Tàu). Tưởng cũng nên biết rằng người Tàu từ miền Cù lao Phố chạy về đây lập nghiệp, xây dựng cơ nghiệp dọc hai bờ rạch, ghe thuyền tấp nập thu hút dân thương hồ miền Tây, tứ xứ, tụ hợp về đây kể…

Xem bài viết gốc 6 722 từ nữa

Kể chuyện kinh cầu xưa vùng Sài Gòn Chợ Lớn trước 1975 (P1)

Tài liệu để tham khảo về Saigòn Chợ Lớn thời trướv 1975

Mai Tran

Kể lại chuyện kinh cầu xưa vùng Sài Gòn Chợ Lớn trước 1975.

Phần I

Y Nguyên Mai Trần

Bài viết khảo cứu tổng hợp một số tài liệu đề cập đến hệ thống cầu, sông, kinh, rạch vùng Sài Gòn-Chợ Lớn  qua các thời kỳ khai phá đầu nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc đến thời Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trước 1975. Trọng điểm nhầm thẩm tra những địa danh dựa trên khảo sát, nghiên cứu bản đồ, không ảnh, hình ảnh tìm thấy thời Pháp và VNCH nhìn lại trong hoài niệm của một thời tuổi trẻ. Những kinh cầu xưa nay đã đi về trong tâm tưởng hay đã thay da đổi áo , cũng đã chuyên chở bao nhiêu kiếp sống thăng trầm cùng những kỹ niệm thân thương của những ai đã từng xuôi ngược, mang hơi thở Saigon một thời là Hòn Ngọc Viển Đông.

Năm 1618

Xem bài viết gốc 6 017 từ nữa

Đà Lạt Trong Ký Ức Tôi

📷
Phi cơ của hãng Air Việt Nam chở khoảng bốn mươi sinh viên Quân Y từ Hà Nội vào Đà Lạt dự khoá huấn luỵện quân sự năm tuần lễ đáp xuống phi trường Liên Khang vào xế trưa một ngày tạnh ráo đầu tháng 7 năm 1954. Ra khỏi khoang máy bay, không khí mát dịu khác hẳn cái nóng bức dưới đồng bằng khiến mọi người cảm thấy khoan khoái. Đại Úy Nguyễn Ngọc Khôi đón chúng tôi ở ngay chân cầu thang máy bay, hướng dẫn chúng tôi vào bên trong nhà ga chờ nhận lại hành lý. Đại Úy Nguyễn Ngọc Khôi là người của Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (EMIAD: Ecole Militaire Inter Armes de Dalat) cắt cử phụ trách Liên Đội Quân Y chúng tôi trong thời gian thụ huấn quân sự. Chúng tôi được đưa lên ba chiếc GMC chở về Thị xã Đà Lạt ở cách phi trường non 40 kilômét. (more…)