Vương Trí Nhàn

Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

Saigon_University

Đã in  tạp chí NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
số 7-8 (114-115).2014,
số chuyên đề GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954- 1975)

Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm.

Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy. (more…)

Nhật ký Chiến tranh : Hà Nội trước ngày Mỹ ném B.52, tháng chạp 1972

TangXe
9/11

Trong những năm này, mỗi người thật dễ nói láo. Nhưng láo lếu nhất, vẫn là sự phát triển của thực tế. Cả những người thạo đời nhất cũng không vẽ nên nổi một cái gì điên đảo hơn thực tế. (more…)

Nhật Ký Chiến Tranh : Quảng Trị 1972 (Phụ Lục)

QT1
Một bài ký viết về Trị Thiên 1972 của Dương Nghiễm Mậu

Lời dẫn
Như tôi đã kể trong một vài lần trước, mấy năm từ 1972 trở đi, các báo lớn ra ở Sài Gòn có mặt rất sớm Thư viện quân đội 81 phố Lý Nam Đế Hà Nội.
Tháng 9- 1972, từ Quảng Trị trở về, tôi đọc được ở đó hai bài ký Một ngày ở Trị Thiên của Ngụy Ngữ, tạp chí Bách Khoa số 376 (khoảng tháng 6, tháng 7 1972) và Quảng Trị đất đợi về của Dương Nghiễm Mậu, Chính văn số 1, 15-7-72.

Bài của Ngụy Ngữ kể tác giả theo một xe con vào Huế, ra Mỹ Chánh, Hải Lăng. “Đến Diên Sanh xe không đi thêm được; quân dù động chạm súng trên quốc lộ cách 1km”. (more…)

Nhật ký chiến tranh : Quảng Trị mùa hè 1972 (III)

tải xuống
3/7
Rời khỏi thị xã

Một trong những ngày mệt mỏi nhất của chuyến đi. Từ Quảng Trị sang phía Triệu Phong. Cùng đi với những người chạy loạn. Địch đổ Hải Lăng từ mấy hôm trước. Theo sự giải thích, ta để cho nó ra rộng mới đánh. Dân lại tản cư. (more…)

Nhật ký chiến tranh: Quảng Trị mùa hè 1972 (II)

 

Quảng Trị 1972 - Quân GP Đánh chiếm căn cứ Đầu Mầu

Quảng Trị 1972 – Quân GP Đánh chiếm căn cứ Đầu Mầu

16/6

Tôi ngồi dưới một bóng tre, gió thổi đến không thể ngủ được. Dưới chân tre là con suối. Những con bò đủng đỉnh xuống uống nước, một lũ trẻ lấy sỏi dưới lòng suối ném vào lũ bò, đuổi chúng lên. Chỉ nghe lũ trẻ nói chuyện, mới nhớ ra rằng chúng là người Quảng Trị. Một ông cụ mặc cái áo rằn ri, nhưng lại đội mũ giải phóng – ở đây, người ta là thế, mỗi người đều mang trong mình hình ảnh của đất nước. (more…)

Nhật ký chiến tranh: Quảng Trị mùa hè 1972 (I)

Vài nét về tác giả Vương Trí Nhàn :
Vương Trí Nhàn là nhà lý luận phê bình có đầu óc thực tế tôn trọng hiệu quả hữu dụng, thực dụng của bất cứ một hoạt động nào, cả sáng tác cũng như nghiên cứu, lý luận phê bình văn học.
Ông quê gốc xã Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, sinh ngày 15/11/1942. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, vào học trường Đại học Sư phạm Hà Nội khoa Ngữ văn, khóa 1961-1964. Ra trường, trong hoàn cảnh chiến tranh, ông vào quân đội theo chế độ nghĩa vụ quân sự và tại ngũ ngót 15 năm cho tới đầu 1979 mới chuyển ngành. Trong quân đội, lúc đầu ông dạy học sau làm báo, làm biên tập viên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội từ 1968. Từ năm 1979 đến khi nghỉ hưu, hơn 20 năm ròng ông làm công tác biên tập sách lý luận phê bình ở Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Nụ cười chiến thắng bên Thành Cổ.  Ảnh: Đoàn Công Tính

Nụ cười chiến thắng bên Thành Cổ.
Ảnh: Đoàn Công Tín

25/5.
Hà Tĩnh- Quảng Bình

Trên những con đường Khu 4. Đường vào Nam.

Nắng hè, đường vắng một cách ghê sợ.Những toa tàu không có người. Những khu vực bị đánh phá nháo nhào. Ninh Bình. Bỉm Sơn. Nhà cửa vặn vỏ đỗ, đổ nát. Một cái đầu máy không có đường lui, không có đường tới. (more…)

Cuộc khủng hoảng của nhà Trần sau khi đánh thắng quân Nguyên

Bức Trúc Lâm đại sỹ xuất sơn chi đồ được cho là vẽ Vua Trần Anh Tông đón cha

Bức Trúc Lâm đại sỹ xuất sơn chi đồ được cho là vẽ Vua Trần Anh Tông đón cha

Trên con đường lấy lịch sử để giải thích hiện tại, có một việc tôi đang muốn dành thời gian để  làm là đọc lại sử nước mình những năm sau chiến tranh – ta hay gọi là hậu chiến. (more…)