Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Kỵ binh QLVNCH: Trận Cửa Việt

Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày trận đánh Cửa Việt xảy ra. Tất cả những người trong cuộc có lẽ đều có chung ý nghĩ đây là trận đánh cuối cùng trước giờ ngưng bắn! Nhưng thật sự, sau hơn 38 năm, trận đánh Cửa Việt vẫn còn hừng hực lửa “Chiến Thắng“ trên những đặc san, hồi ký hoặc bút ký chiến trường của cả các sĩ-quan, tướng lãnh của 2 phe tham chiến. Ai cũng cho mình là người chiến thắng, là kẻ anh hùng dù đơn vị dưới quyền chỉ huy của mình bị đối phương đánh cho tả tơi, tan tác… nhưng vẫn hiên ngang mà tuyên bố “Can trường trong chiến bại” chứ chưa bao giờ nghe ai tự nhận trách nhiệm về mình sau cuộc chiến!!…Riêng tôi là một trong hàng trăm chiến sĩ của QLVNCH có mặt trong trận đánh đó. Ở đây tôi không dám lạm bàn về Anh Hùng hay Bại Tướng mà chỉ muốn nóí lên niềm tự hào của môt người lính Thiết Giáp trên chiến trường giới tuyến vì đã tham dự nhiều trận chiến trong Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 và trận đánh ác liệt, đẫm máu, phá tan tuyến phòng thủ kiên cố nhất, mở đường cho những trận tái chiếm tỉnh lỵ và Cổ thành Quảng Trị, và lại có mặt trong cuộc hành quân tái chiếm Cửa Việt: Một cuộc hành quân thần tốc do Thiết Giáp làm Lực Lượng Tấn Công chính, phải chiếm cho bằng được mục tiêu trong vòng 24 tiếng đồng hồ, vượt qua đoạn đường hơn 10 cây số với vô vàn chốt và tuyến chặn của địch mà trước đó các đơn vị bạn đã phải mất hàng tháng trời, khó khăn lắm mới tiến lên được vài trăm mét, sau cùng vẫn bị đẩy lui về vị trí ban đầu…….

Truth is the only merit that gives dignity and worth to history.”
Lord Acton (more…)

Cha đẻ của “Đại Lộ Kinh Hoàng”

Đài tưởng niệm 1.841 nạn nhân chết trên ĐLKH do báo Sóng Thần xây dựng năm 1972

 

Khoảng thời gian sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực (ngày 27/01/1973) đến ngày thành phố Huế thất thủ (26/03/1975), hành khách từ Huế đi ra Bắc, khi vừa qua khỏi cầu Bến Đá ở vị trí cách Hà Nội 784 km, bên tay trái Quốc Lộ 1 thấy tấm bảng lớn độ 2 mét x 5 mét, sơn màu vàng, kẻ bốn chữ “Đại Lộ Kinh Hoàng” đỏ tươi màu máu. (more…)

Chiến Trường Quảng Trị Trong Mùa Hè Đỏ Lửa Với Phi Đoàn Khu Trục 518

 HQPD_1395657985

Lời người viết: Ðể tưởng niệm 37 năm ra đi của hai phi công Trần Thế Vinh và Phan Quang Tuấn thuộc PÐ-518 ở Quảng Trị trong Mùa Hè Ðỏ Lửa, tháng 4 năm 1972. Ðể chia xẻ với thân nhân những người đã bỏ mình sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà bọn CS cho họ là những người mang “nợ máu”. — lanhnguyen
(more…)

Những Năm Tháng Đã Đi Vào Quân Sử

tqlc
Lời tác giả
Kính thưa qúy vị và các Niên Trưởng cùng các bạn Mũ Xanh,
Sau đây là một số những dữ kiện trong những trận đánh mà tôi có liên hệ, hoặc Tôi viết có liên quan đến những người khác thì là do chính cá nhân các vị ấy cho dữ kiện. Tôi sợ viết ra những điều mà mình không thưc sự biết chỉ nghe kể lại thì có khi không chính xác rồi gây nên những tranh cãi không tránh được. Mong qúy vị và các bạn thông cảm
(more…)

Cuộc Ðổ Bộ Trong Lòng Ðịch

tructhangvan

Kể từ sau cuộc đổ bộ bằng trực thăng của Tiểu đoàn 1 Quái Điểu vào ngày 11/7/72, tại quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, chưa một ai viết lại cuộc đổ bộ ấy, và tôi nghĩ nếu tôi không viết để nói lên cuộc chiến đấu ác liệt, oai hùng này thì ai có thể viết thay tôi ? (more…)

Ai là tác giả bản “Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu” ?

Cothanhquangtri_2
 
Trong những bài ca chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì bản hùng ca hay nhất, được nhiều người hát trong suốt 40 năm qua ở hải ngọai mỗi lần sinh họat cộng đồng là ca khúc “ Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu “, đồng hương hay gọi tắt là bản Cờ Bay Cờ Bay. Ngoài giá trị nghệ thuật của nhạc phẩm còn có một lý do khác là lúc làm lễ thượng kỳ lá cờ vàng ba sọc đỏ, sau khi hát bản quốc ca “Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi” , nhìn thấy lá cờ vàng thân yêu tung bay phất phới, thì lòng người phấn khởi cất lên bản Cờ Bay Cờ Bay. (more…)

Mùa Hè Đỏ Lửa – Bút ký Phan Nhật Nam

Quang_Tri_1972

Mùa Hè, những cơn mưa bất chợt ùn ùn kéo đến, ào ạt chụp xuống núi rừng Kontum, Pleiku… Trời thoắt trở lại xanh, cao khi mưa dứt, nắng hanh vàng ấm trong không khí gây gây lạnh, những đồi cỏ xanh dọc Quốc Lộ 14 bắt đầu óng mượt, cánh cỏ non lớn dài phơi phới dưới sau trận mưa đầu mùa và thung lũng xa vàng rực hoa hướng dương. Không khí, gió, trời mây và cỏ cây thay đổi hẳn, mới mẻ toàn khối, toàn sắc, vùng cao nguyên lộng lẫy, triền miên với từng hạt nắng vàng ối tan vỡ trên đồng cỏ xôn xao gió thổi… (more…)

Nhật ký Chiến tranh : Hà Nội trước ngày Mỹ ném B.52, tháng chạp 1972

TangXe
9/11

Trong những năm này, mỗi người thật dễ nói láo. Nhưng láo lếu nhất, vẫn là sự phát triển của thực tế. Cả những người thạo đời nhất cũng không vẽ nên nổi một cái gì điên đảo hơn thực tế. (more…)

Nhật Ký Chiến Tranh : Quảng Trị 1972 (Phụ Lục)

QT1
Một bài ký viết về Trị Thiên 1972 của Dương Nghiễm Mậu

Lời dẫn
Như tôi đã kể trong một vài lần trước, mấy năm từ 1972 trở đi, các báo lớn ra ở Sài Gòn có mặt rất sớm Thư viện quân đội 81 phố Lý Nam Đế Hà Nội.
Tháng 9- 1972, từ Quảng Trị trở về, tôi đọc được ở đó hai bài ký Một ngày ở Trị Thiên của Ngụy Ngữ, tạp chí Bách Khoa số 376 (khoảng tháng 6, tháng 7 1972) và Quảng Trị đất đợi về của Dương Nghiễm Mậu, Chính văn số 1, 15-7-72.

Bài của Ngụy Ngữ kể tác giả theo một xe con vào Huế, ra Mỹ Chánh, Hải Lăng. “Đến Diên Sanh xe không đi thêm được; quân dù động chạm súng trên quốc lộ cách 1km”. (more…)

Nhật ký chiến tranh : Quảng Trị mùa hè 1972 (III)

tải xuống
3/7
Rời khỏi thị xã

Một trong những ngày mệt mỏi nhất của chuyến đi. Từ Quảng Trị sang phía Triệu Phong. Cùng đi với những người chạy loạn. Địch đổ Hải Lăng từ mấy hôm trước. Theo sự giải thích, ta để cho nó ra rộng mới đánh. Dân lại tản cư. (more…)

Nhật ký chiến tranh: Quảng Trị mùa hè 1972 (II)

 

Quảng Trị 1972 - Quân GP Đánh chiếm căn cứ Đầu Mầu

Quảng Trị 1972 – Quân GP Đánh chiếm căn cứ Đầu Mầu

16/6

Tôi ngồi dưới một bóng tre, gió thổi đến không thể ngủ được. Dưới chân tre là con suối. Những con bò đủng đỉnh xuống uống nước, một lũ trẻ lấy sỏi dưới lòng suối ném vào lũ bò, đuổi chúng lên. Chỉ nghe lũ trẻ nói chuyện, mới nhớ ra rằng chúng là người Quảng Trị. Một ông cụ mặc cái áo rằn ri, nhưng lại đội mũ giải phóng – ở đây, người ta là thế, mỗi người đều mang trong mình hình ảnh của đất nước. (more…)

Nhật ký chiến tranh: Quảng Trị mùa hè 1972 (I)

Vài nét về tác giả Vương Trí Nhàn :
Vương Trí Nhàn là nhà lý luận phê bình có đầu óc thực tế tôn trọng hiệu quả hữu dụng, thực dụng của bất cứ một hoạt động nào, cả sáng tác cũng như nghiên cứu, lý luận phê bình văn học.
Ông quê gốc xã Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, sinh ngày 15/11/1942. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, vào học trường Đại học Sư phạm Hà Nội khoa Ngữ văn, khóa 1961-1964. Ra trường, trong hoàn cảnh chiến tranh, ông vào quân đội theo chế độ nghĩa vụ quân sự và tại ngũ ngót 15 năm cho tới đầu 1979 mới chuyển ngành. Trong quân đội, lúc đầu ông dạy học sau làm báo, làm biên tập viên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội từ 1968. Từ năm 1979 đến khi nghỉ hưu, hơn 20 năm ròng ông làm công tác biên tập sách lý luận phê bình ở Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Nụ cười chiến thắng bên Thành Cổ.  Ảnh: Đoàn Công Tính

Nụ cười chiến thắng bên Thành Cổ.
Ảnh: Đoàn Công Tín

25/5.
Hà Tĩnh- Quảng Bình

Trên những con đường Khu 4. Đường vào Nam.

Nắng hè, đường vắng một cách ghê sợ.Những toa tàu không có người. Những khu vực bị đánh phá nháo nhào. Ninh Bình. Bỉm Sơn. Nhà cửa vặn vỏ đỗ, đổ nát. Một cái đầu máy không có đường lui, không có đường tới. (more…)

Hai Ngày Gác Ở Nghĩa Trang Quân Đội

nghiatrangquandoibienhoa

Đầu tháng 12/1972, tôi đang học giai đoạn 2 quân sự (học chỉ huy cấp trung đội) thuộc khóa 3/72 sinh viên sĩ quan (SVSQ) Trường Bộ binh Thủ Đức, thì được lệnh dừng huấn luyện để cùng các khóa khác đi chiến dịch giành dân trước ngày Hiệp định Paris có hiệu lực (27/1/1973). (more…)

Vị Tướng Của Mùa Hè Đỏ Lửa Năm 1972

Tướng Ngô Quang Trưởng

Tháng 8, 1969: Trong một buổi thuyết trình dành riêng cho đại sứ Hoa Kỳ ở Lào, G. Mcmurtrie Godley, đại tướng tư lệnh MACV, Creighton Abrams, nói về tình hình quân sự và tình hình của các đơn vị chủ lực của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH). Về Vùng I, tướng Abrams nói : “Chúng ta có Sư Đoàn 1 ở đây. Sư đoàn này có 17 tiểu đoàn tác chiến đây là sư đoàn loại hạng nhất; sư đoàn có những quân nhân thượng thặng trên cả nước. Đơn vị có cấp chỉ huy giỏi, từ tiểu đoàn trưởng cho đến tư lệnh sư đoàn. Người tư lệnh sư đoàn… tôi không nghĩ QĐVNCH có một người tư lệnh như ông ta tài giỏi về chiến thuật một người dẫn đầu làm gương”. (more…)

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

       Những tài liệu &  bài viết về một mùa Hè máu lửa năm 1972

Xin vào những links này :

    Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Phụ Lục : Hình ảnh chiến tranh 1972

Phim : Sad Song of Yellow Skin – Bi khúc Da Vàng

Mở đầu là hình ảnh người lính Mỹ về phép cỡi xích lô đi tìm gái (Sic !) và kết cục với cảnh ông Đạo Dừa trong cuộc hành trình cầu hòa bình tử Nam ra Bắc bằng hoang tưởng !

Phim rền rĩ như nguyên tập nhạc Ca khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn, có người già , em bé, đại bác ru đêm, những người bỏ quê lánh nạn chiến tranh chạy về tá túc ven bờ thành phố, có người thiếu phụ Vietnam da vàng vừa chết hôm qua, ông Đạo Dừa biểu tượng cho tinh thần chống chiến tranh, cầu mong hòa bình cho quê hương VN.

Đây là một phim ” phản chiến ” thứ thiệt. Phim hay, diễn tả được một phần những bất hạnh của những cuộc đời khốn khổ bị cuốn hút trong thảm họa chiến tranh. Phim chỉ nhìn phiến diện về ” hậu quả ” do chiến tranh, rất tiếc phim đã không nhìn xa hơn để tìm hiểu về ” nguyên nhân” của cuộc chiến. Xem phim không khỏi ngậm ngùi nhớ về một thuở đời như thế.

ovv

Michael Rubbo, 1970, 58 min 5 s

A film about the people of Saigon told through the experiences of three young American journalists who, in 1970, explored the consequences of war and of the American presence in Vietnam.
It is not a film about the Vietnam War, but about the people who lived on the fringe of battle. The views of the city are arresting, but away from the shrines and the open-air markets lies another city, swollen with refugees and war orphans, where every inch of habitable space is coveted.

 

Người pháo thủ thành Carol

Camp Carroll taken from the air from south side, looking to the north. Upper left is the Cam Lo River. Upper right is refugee camp, Most of the artillery is in the foreground. Just above the gun barrel is Route 9, running through the valley. Photo credit: The Major Ron Losee, April 1968.

Ðây là bài thứ 6 của loạt bài Quảng Trị, mùa hè 72.
Viết về câu chuyện đầu hàng bi thảm của trung đoàn 56 Bộ binh tại Camp Carroll.

(more…)

An Lộc chiến trường đi không hẹn

Viết cho những chiến hữu của tôi đã một thời
vào sanh ra tử trên khắp chiến trường sôi bỏng để bảo vệ đất nước.

Phạm Châu Tài
(more…)

Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, 1972 :

Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù vào Thánh Địa La Vang, Quảng Trị 1972

TRẤN THỦ BÌNH LONG – THƯỢNG KỲ QUẢNG TRỊ

Chân thành cổ chất đầy xương máu
Anh hùng ôm nỗi hận thiên thu.

(more…)