Bàn về nhạc sến

tinh-yeu-la-mai-mai

Chữ sến xuất hiện trong văn chương VietNam vào những năm 1960, trong thời kỳ bộc phát của trào lưu viết văn  kiểu ” choc quê ” , tiêu biểu là Ao Thả Vịt ( Chu Tử ) Thương Sinh ( tức Duyên Anh ) Hoàng hải Thủy, Dương hùng Cường, Minh Vồ …
Ngoài chữ sến thường được dùng  nhiều cho các style như “nhạc sến” , “nói năng sến”, “thơ sến”;  “quần áo sến” .. các chữ sau được áp dụng vào con người :  ” liên tử ”  , “sến cô nương” , “ăn nói sến bỏ mẹ ”  v.v…    Nhưng  ” Sến ” được áp dụng nhiều nhất vào lãnh vực đánh giá âm nhạc của một số người … đã có một thời nhạc VietNam được chia ra 2 dòng nhạc : nhạc sến và nhạc không sến .
Nhạc sến tiêu biểu cho dòng nhạc  thường rỉ rả, điệu bolero, rumba  với lời nhạc thường bi thảm hóa thái quá , một số bài thơ khá hay khi phổ nhạc kiểu này trở thành sến, đa số các bài thơ của Hàn mặc Tử  rớt vô tình trạng này …  Nhạc nào không được coi là sến tức là … nhạc không sến.

Tuy nhiên rất nhiều bài hát không sến sẽ biến thành sến nếu được hát bởi một ca sĩ bị xếp hạng … sến
Và cũng có rất nhiều nhạc sĩ không được coi là sến lại có vài bài hát rất sến.

Thực ra sến hay không sến tuỳ nơi cảm nhận mỗi người , và cảm nhận có thể thay đổi theo thời gian, và không gian .
Chẳng hạn như bài ” Xuân này con không về ” ,  hồi xưa nằm trong dòng nhạc sến  .. nhưng hôm nay nghe lại bài này lại thấy buì ngùi cảm động ..

Cái chính là mình có trung thực với cảm nhận của mình hay không . Vờ vịt,  giả  dối  với cả  cảm nhận của mình thì chính thị là sến  rồi !

Sau đây là một vài  ý kiến của anh ” Đồ khỉ gió ” về Nhạc sến , xin trích :

****

BÀN VỀ NHẠC SẾN .

Có người nói rằng nhạc sến thì sến thiệt nhưng nghe kỹ có những ý tưởng mà phải sến mới diễn tả nổi . Nghe qua thì kỳ mà nghĩ lại cũng đúng !
Đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn..”.
Sến thiệt nhưng mà đúng !
Một điều nữa là lời sến khi nghe rồi như chất keo cứ bám vào trong đầu gỡ không ra :

Chiều nay thấy hoa cười lại nhớ một người..

Một người xa xôi chân trời cũ..”

giống như đọc những câu thơ sau của T.T.Tuyền (không sến) cứ bám vào trí :

Vất điếu thuốc xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá
Chiều không xanh không tím không vàng
Những đám khói tàu mệt lã!

Đối với DKG sến hay không sến, no star where , vấn đề là nó có đúng không và nó có bám vào đầu mình hay không .
Có những câu không sến nhưng lâu dần trở thành sến :

Đời một người con gái
Ước mơ đã nhiều
Trời cho không được mấy

Đến khi lấy chồng
Chỉ còn mối tình mang theo ! “

Ai bảo là không sến ?!
Cố gắng diễn tả để không sến coi chừng rơi vào sáo ngữ !

Đồ-Khỉ-Gió,

******

Tui nghĩ  chữ sến chỉ để  phân loại  một  kiểu thưởng  thức, một  kiểu chơi, một kiểu sì tin  thôi . Sến không có nghĩa là bad guys mặc dù có thể  là … bad taste   :-).  Về mục nhạc nhẽo thì để tránh chuyện sứt mẻ tình đồng đội,người ta không kêu là nhạc sến nữa mà kêu là nhạc đại chúng, nhạc  chiều theo thị hiếu  đại chúng, hay nhạc thương mại ..

Ngay chính một số nhạc sĩ khi được phỏng vấn trên các chương  trình vidéo , có một số đã thừa nhận rằng  một số các tác  phẩm của họ viết ra vì mục đích thương  mại, và chiều theo thị  hiếu quần chúng ..Mà đại chúng là gì, là đám đông dễ cười dễ khóc, và dễ hòa  đồng … những  vdo, dvd,… karaoke ăn khách nhất là những bài hát dễ hò dễ hát ,  thuộc trường ca nhạc sến .

Về chuyện tình yêu thì  có người nói  hãy làm người trongcuộc  mà chớ làm người ngoài cuộc  nghe lóm  … Hai người tỏ tình với nhau, người thứ ba dzỏng lỗ tai nghe lóm sẽ thấy…. sến bỏ mẹ , thối không ngửi nổi !   vân vân.

Thành ra khi ông bạn vẫn còn tâm hồn , nghĩa là vẫn thấy lòng rạo rực khi người nào đó đi ngang, con tim vẫn sẵn sàng mở rộng chào đón thêm một người nào đó , nghĩa là vẫn còn khả năng làm  tình  yêu  thành hiện thực … thì tất cả các bài nhạc nói về tình yêu cho dù là loại tình yêu tan vỡ,hạnh phúc, giỗi hờn , hận căm ..vvv  đều là những bài nhạc hổng  sến . Tất cả những bài ca  về tình yêu đều có thể coi là không sến nhưng cũng có thể coi là sến cũng tuỳ nơi tâm tình đón nhận của người nghe .

Ông hỏi tui bài ” Lan và Điệp ” sến hay không sến thì như trên cũng còn tuỳ nơi khả năng yêu đương của ông thôi .  Còn yêu được thì cứ an tâm yêu những bài hát  về tình yêu,không có chi là sến   hết .

Bởi vậy chuyện tình ” Lan và Điệp”  có vở  cải lương dài  2 tiếng  ca  khóc cười mùi mẫn , bên tân nhạc không chịu kém chơi  luôn 3 bài .” Lan và Điệp ” , ” Lan và Điệp bis ” rồi ” Lan và điệp bis bis ” …

Mời ông nghe thử vài đoạn :

Tôi kể người nghe đời Lan và Điệp một chuyện tình cay đắng. Lúc tuổi còn thơ tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thànhbài ca …..

-Lan và Điệp–” Tôi viết vào đây, chuyện nối tiếp tình yêu hai mái đầu Ước mộng đẹp tươi,  thuở  được  thương  mà sao chia lứa đôi.  Từng đêm Lan khóc thầm trong cay đắng …

– Lan và Điệp bis -“...Ngoài xa từng tiếng cú kêu sương  nghe thê lương Gió than não  nề trong màn đêm nghe đau thương Từng hồi chuông ngao ngán ngân dài như khóc than, tiễn một linh hồn ... ”

– Lan và Điệp bis bis .

Sau 1975, tác giả  series Lan và Điệp  do  lao động là vinh quang mà mất đi nguồn hưng  phấn yêu đương nên trường ca Lan và Điệp đành đứt ngang như dây chuông chùa bị cắt đứt !

Nếu không , biết đâu đời sẽ còn những bài Lan và Điệp mãi mãi và mãi mãi !

Nói ra nghe sến thiệt nhưng : Nhạc dù sến hay không sến, cũng xin cám ơn những ca nhạc  sĩ đã tô điểm  cho đời những dòng nhạc lời ca  tình ái .

PS: Có lần thằng cha Omega  có viết  đâu đó như vầy : ” Tại vì  là gốc Chiêm Thành, để trả thù dân Viet Nam , nên ca sĩ Chế linh đã tra tấn lỗ tai dân Việt mấy chục năm nay ” .

Tui không đồng ý với quan điểm thù hận  phi  nghệ thuật như vậy .

ovv

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.