Day: 09/09/2014

Người Phụ Nữ Đầu Tiên Bị Bắn Trong Cải Cách Ruộng Đất

 nguyenthinam

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Hôm dự ra mắt cuốn sách “Tạ Đình Đề – những góc khuất cuộc đời”, nhà báo Xuân Ba nói với tôi là anh vừa có bài viết về bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) bị bắn oan trong CCRĐ nhưng khi in báo bị cắt mấy đoạn. Tôi còn nhớ vụ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh có được báo cáo trước khi xử tử hình, và Cụ đã nói đại ý: Sao lại bắt đầu bằng một sinh mạng phụ nữ; Không nên đánh phụ nữ dù chỉ đánh bằng một cành hoa. Nhưng cuối cùng bà Năm vẫn bị luận tội trên báo Nhân Dân, và bà đã bị tử hình… Xin giới thiệu cùng bạn dưới đây, bài viết đầy đủ của nhà báo Xuân Ba.  (more…)

Cải Cách Ruộng Đất – Phần 5 : Xây Dựng Lực Lượng Để Chuẩn Bị Xâm Chiếm Miền Nam

hoi nghi

 

Ngày 21-7-1954, trong buổi họp kết thúc hội nghị Genève, Phạm Văn Đồng tuyên bố sẽ đạt tới thống nhất như đã chiến thắng nước Pháp. Ngày hôm sau, 22-7-1954, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh sự quyết tâm này bằng cách công khai kêu gọi nhân dân miền Bắc đấu tranh gian khổ và trường kỳ để chiếm cho được miền Nam, mà họ Hồ gọi là “lãnh thổ của chúng ta”. Để có thể chiếm được miềnNam, Việt cộng phải củng cố ách thống trị trên miền Bắc, một công việc mà Hồ Chí Minh gọi là “Xây Dựng Xã Hội Chủ Nghĩa”. (more…)

Cải Cách Ruộng Đất – Phần 4 : Mục Tiêu Của Hợp Tác Hóa Nông Nghiệp: Khống Chế Nông Dân Bắc Việt

Cải-cách-ruộng-đất-thắng-lợi-nông-dân-vui-sướng-đốt-văn-tự-cũ-600x538

Giai đoạn đấu tố địa chủ và lấy ruộng đất chia lại cho bần cố nông chỉ là màn I của tấn kịch Cải Cách Ruộng Đất. Mỗi bần cố nông được chia một mảnh đất nhỏ, một số nồi niêu, xoong chảo, bàn ghế, giường nằm của địa chủ, cuốc xẻng cầy bừa, kể cả chổi cùn, rế rách. Đối với bần cố nông chất phác, đây là một cuộc đổi đời chưa bao giờ họ ngờ tới. (more…)

Cải Cách Ruộng Đất – Phần 3: Giai đoạn đấu tranh sắt máu sau 1954

CCRDF01

 

Trận Điện Biên Phủ và Hiệp Định Geneve 1954 là hai biến cố chính khiến cho chiến dịch Đấu Tranh Giảm Tô được tạm ngưng. Mặc dầu sau Hiệp Định Genève, Việt cộng hoàn toàn làm chủ miền Bắc trong một khí thế đầy phấn khởi, bộ đội Việt cộng về thủ đô với một vinh dự chiến thắng, nhưng Hồ Chí Minh và giới đầu lãnh Hà Nội phải đối phó với nhiều vấn đề cấp bách: Phong trào di cư của gần một triệu đồng bào miền Bắc bỏ trốn cộng sản vào Nam, việc tập kết khoảng 50 ngàn bộ đội và cán bộ cộng sản từ Nam ra Bắc tạo nên nhu cầu ổn định tâm lý quần chúng cũng như củng cố an ninh. Do đó, Việt cộng đã dành một thời gian khoảng một năm để chấn chỉnh tình hình nội bộ và chuẩn bị làm nốt phần tối quan trọng của Cải Cách Ruộng Đất để bắt đầu công việc xây dựng cơ sở vật chất cho công cuộc xâm lược miền Nam. (more…)

Cải Cách Ruộng Đất – Phần 2 :Những Giai Đoạn “Đấu Tranh” Trước 1954

CCRD-TUHINH3

Đại Cương:Trong kế hoạch nắm vững toàn bộ nông thôn miền Bắc, Cộng sản phải tiến qua nhiều giai đoạn, theo một kỹ thuật tinh vi bắt đầu bằng cuộc Cải cách Ruộng đất được Đảng mệnh danh là “một cuộc cải cách long trời lở đất” mà hậu quả là khiến cho người dân trở thành một đoàn người khiếp sợ Đảng, đến độ bảo sao cắm đầu nghe vậy, không dám oán than ngay cả với người thân trong gia đình. (more…)

Cải Cách Ruộng Đất – Phần 1 : Cuộc Cải Tạo Nông Nghiệp Tại Miền Bắc

hochiminh-ccrd

Lời nói đầu:

Những biến động chính trị đang diễn ra trong nội bộ các nước Cộng sản là những biến cố lịch sử đánh dấu một giai đoạn đấu tranh mới của các dân tộc bị áp bức. (more…)