Month: Tháng Năm 2015

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 20 : Kẻ thắng người bại và những nấm mộ cô đơn

Sai Gòn, sáng 15/5/1975

Sai Gòn, sáng 15/5/1975

Đối với lực lượng tự xưng là “cách mạng” ở Việt Nam thì sự kiện Sài Gòn thất thủ đã là một chiến thắng vẻ vang mang tính cách lịch sử. Vào ngày 15/ 5/1975, trong một buổi lễ chào mừng chiến thắng này, trên khán đài đặt trước cổng chính của Dinh Độc Lập cũ, những khuôn mặt nổi tiếng tiêu biểu của các chiến sĩ thuộc phe “cách mạng” này đã tề tựu đông đủ.
(more…)

Ban Tam Ca Trào Phúng AVT (Kích Động Nhạc AVT)

01

 
Nghe Nhạc : Chương trình Sóng Nhạc 4 – BanKích động nhạc AVT

 
AVT là tên của một ban tam ca trào phúng đã đi vào lịch sử âm nhạc Việt Nam với tính chất châm biếm và hài hước, nhiều khi xen lẫn với một sự mỉa mai của nó. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 19: Đại sứ bất tại

Phao Kich Saigon

Saigon bị đạn pháo kích của CSBV

Một mình trong bóng tối lại nghe được những âm thanh vang dội của tiếng đạn pháo làm rung chuyển nền nhà, quả là thứ cảm giác rất khó chịu. Nhất là tâm trạng cảm thấy mình bất lực không thể đối ứng được bất cứ điều gì trong tình cảnh những loạt đạn pháo kích đang rình rập rơi xuống quanh mình, và tôi lại càng cảm nhận được từng giây phút hồi hộp lo sợ như vậy vào buổi sáng sớm ngày 29/4/1975, vừa đúng một ngày trước khi Sài Gòn thất thủ. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 18: Kẻ thắng nhập thành

CSBV vào Saigon 30/4/1975

CSBV vào Saigon 30/4/1975

Ngày 30/4/1975 là một ngày mà tôi không thể nào quên được. Bởi vì đó là ngày Sài Gòn thất thủ và được cho là dấu ấn kết thúc cuộc chiến VN. Hơn nữa, bản thân tôi vào ngày hôm đó cũng có mặt ở thủ đô Sài Gòn của miền Nam VN hay nói cách khác là tôi đã chính mắt mục kích sự kiện mang tính cách lịch sử này nên tôi không thể nào quên được.
(more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 17: Hấp lực của một thành phố

Sài Gòn trước 1975

Sài Gòn trước 1975

Tuy phải sống trong hoàn cảnh lửa đạn chiến tranh kéo dài, nhưng miền Nam VN lại là một quốc gia có sức hấp dẫn lạ kỳ. Trong đó, xã hội của thành phố Sài Gòn cũng là nơi tỏ sức thu hút đặc biệt với những mặt tốt xấu, buồn vui, thiện ác của con người được bộc lộ rõ nét. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ : Kỳ 16: Tìm hiểu vùng đất của phe MTGP

Sông Lại, Hoài Ân, Bình Định

Sông Lại, Hoài Ân, Bình Định

Tại một địa điểm vắng vẻ, cây cỏ mọc um tùm ở cạnh quốc lộ 1 thuộc tỉnh Bình Định của miền Nam VN, tôi đã từng đứng đợi người buộc khăn tay trắng bên cánh tay trái xuất hiện. Đó là chuyện xảy ra vào ngày 16 tháng Giêng năm 1974, tức khoảng 15 tháng trước khi Sài Gòn thất thủ. Với một tâm trạng bất an bồn chồn, có lúc tôi ngã lưng xuống bãi cỏ nghỉ một chút để trấn tĩnh tinh thần nhưng không sao yên tâm được và lại đứng lên đưa cặp mắt lo lắng nhìn chung quanh. Bởi vì lúc đó, tôi đang đợi người dẫn đường của phe MTGPMN đưa tôi đến vùng đất kiểm soát của họ. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 15: Cuộc thảm sát tập thể tại Huế

Saigon, 1972

Saigon, 1972


Vào tháng 4/1972, tức niên hiệu Chiêu Hòa Thiên Hoàng năm thứ 47 tại Nhật Bản, tôi đã đến miền Nam VN làm việc với tính cách là một đặc phái viên của tờ báo Mainichi. Đây cũng là thời kỳ cuối cùng Thủ Tướng Sato Eisaku sau một thời gian dài nằm quyền lãnh đạo ở Nhật Bản và đặc biệt là vừa đúng 3 năm trước khi xảy ra biến cố Sài Gòn thất thủ. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 14: Vị Tổng Thống cuối cùng

Trung Tướng Dương Văn Minh, 1964

Trung Tướng Dương Văn Minh, 1964

Vị Tổng thống cuối cùng miền Nam VN là ông Dương Văn Minh có sở thích rất yêu hoa Lan. Tại vườn hoa của nhà ông ở Sài Gòn gần Dinh Độc Lập, ông đã trồng nhiều loại Lan đủ màu sắc đua nở nên được gọi là Dinh Hoa Lan. Tôi cũng đã có nhiều lần đến đây để lắng nghe ông nói chuyện về các vấn đề chính trị và quân sự. Tuy khu vườn không rộng lớn lắm nhưng được trang điểm bằng màu sắc rực rở xinh đẹp của các loại hoa Lan nên lúc nào cũng thu hút tia nhìn của tôi. Và cũng trong khung cảnh của vườn hoa này, ông Minh luôn nói chuyện với tôi một cách chậm rãi khoan thoai. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 13: Áp lực từ chức

ThieuVNLeafF

Người giữ chức Tổng Thống của VNCH trong thời gian 7 năm rưỡi là ông Nguyễn Văn Thiệu lúc thiếu thời rất yêu thích môn bóng bàn. Trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường, ông chưa hề thua một trận đấu bóng bàn nào nhờ vào chiến pháp đặc biệt là không bao giờ mạo hiểm tấn công đối thủ khi biết rằng có nhiều rủi ro bị phản công và ông luôn kiên nhẫn bám sát từng tình huống, chờ đợi thời cơ lúc đối phương để lộ sơ hở mới ra tay tấn công một cách triệt để. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 12: Rời bỏ thủ đô

Saigon tháng 4 1975

Saigon tháng 4 1975

“Anh có thể làm chồng của tôi hay không?”

“Cái gì?”

“Không sao đâu, đó chỉ là trên mặt giấy tờ mà thôi. Tôi hứa sẽ không gây phiền phức gì cho anh đâu”.

Nhìn khuôn mặt quen thuộc của cô gái VN trước mặt, tôi giật mình khi nghe cô ta ngỏ lời yêu cầu bất ngờ như vậy. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 11: Cảm nghĩ của người dân về chính quyền Sài Gòn và MTGPMN

Saigon trước 30/04/1975

Saigon trước 30/04/1975

Trong thời gian sống tại miền Nam VN, một vùng đất chiến tranh lửa đạn triền miên, tôi đã cố gắng tìm hiểu xem những thường dân tại đây họ nghĩ gì về cuộc chiến dai dẳng này. Vì lý do đó, nên trong thời gian hoàn toàn chưa hiểu rõ vấn đề tôi đã học tiếng Việt và làm quen với những phong tục tập quán nơi này hầu tạo thêm điều kiện để tìm hiểu cho cặn kẽ. Và cứ mỗi lần hiểu biết thêm một vấn đề tôi lại càng thêm ngạc nhiên truớc những sự thật đang diễn ra hàng ngày tại đây. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 10: Nữ kịch sĩ Kim Cương là ai?

kimcuong 3

Kim Cương

Khi viết về cuộc chiến tranh VN thì trên quan điểm của kẻ chiến thắng lẫn người chiến bại đều ghi lại trong sử liệu của mình những điểm rõ ràng minh bạch và những điều mơ hồ khó hiểu khi đối chứng với lịch sử. Tiền đề này đã được nêu lên trong phần đầu của loạt bài ký sự “Sài Gòn Thất Thủ” để chúng ta có một cái nhìn trung thực hầu tìm hiểu và nhận định đúng đắn về cuộc chiến tranh VN. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 9: Bí ẩn nan giải của lịch sử

Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo

Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo

Lịch sử tựa như một vở kịch lớn mà trong đó có biết bao điều bí ẩn dù trải qua một thời gian dài nhưng vẫn chưa được sáng tỏ. Và những hành động của vị phó Thủ Tướng trẻ Nguyễn Văn Hảo trong thời điểm trước và sau ngày Sài Gòn thất thủ cũng được coi là một trong những điều bí ẩn này. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 8: Người phóng viên miệng lưỡi và cuộc chiến thắng vô nghĩa

Cựu Đại Tá Việt Cộng Bùi Tín

Cựu Đại Tá Quân Đội Bắc Việt Bùi Tín

 

Lần đầu tiên gặp gỡ ông Bùi Tín, một nhân vật cao cấp trong quân đội Bắc Việt đã làm đảo ngược sự tưởng tượng trong đầu tôi vì tác phong của ông ta thật bình dân qua cách ăn mặc xuề xòa quần áo cũ kỹ. Nhưng phải nhìn nhận rằng ông Tín rất có tài ăn nói, cũng như sự diễn tả điệu bộ của ông khi trình bày vấn đề trông thật linh động và lôi cuốn người nghe. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 7: Vai trò lịch sử quái dị của hiệp định Ba Lê

Saigon-1973-Continental-Hotel

Saigon 1973

Vào buổi sáng sớm ngày bắt đầu có hiệu lực của hiệp định Ba Lê, bầu trời Sài Gòn được tô điểm bằng những màu sắc xanh trong thật đẹp, tôi đã dùng xe hơi chạy vòng quanh Dinh Độc Lập nên ngắm nhìn được những quang cảnh này. Trong bầu không khí êm đềm lúc đó, những hồi chuông thánh thót vang lên từ Nhà Thờ Đức Bà nằm đối diện với cục Bưu Điện Sài Gòn tựa như báo hiệu chính thức cho cuộc ngưng bắn được quy định nơi hiệp định Ba Lê.

(more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 6: Những cảm nhận sâu sắc về sự tàn ác của chủ nghĩa cộng sản

Cựu Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ circa 1990

Cựu Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ circa 1990

 

Lẽ ra hai miền Nam Bắc Việt Nam đã được tiếp tục chung sống một cách lâu dài theo tinh thần của hiệp định đình chiến Genève, nhưng vì phía Bắc Việt đã chủ trương dùng quân sự thôn tính miền Nam nên đã bắt đầu cho một cuộc chiến kéo dài cho đến ngày hôm nay”. (Cựu Ngoại trưởng VNCH Trần Văn Đỗ) (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 5: Sự bắt đầu của màn chung kết

Bản đồ chiến sự Buôn Mê Thuột

Bản đồ chiến sự Buôn Mê Thuột

Ngày 10/3/1975, thị xã Ban Mê Thuột của tỉnh Đắc Lắc ở cao nguyên Trung phần miền Nam Việt Nam sau khi bị quân Bắc Việt đột kích và tấn công dữ dội đã thất thủ. Tính từ ngày này cho đến vỏn vẹn 50 ngày sau đó thì (more…)

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 4: Hư cấu về MTGPMN

mtgpmn 2

Tại lãnh thổ miền Nam VN, thế lực chống lại chính quyền Sài Gòn và lực lượng quân đội Hoa Kỳ là thế lực nào? Những người đã dùng hình thức quân sự để tấn công quân đội và chính phủ miền Nam là ai?”. Đó là những câu hỏi trực tiếp liên quan đến bản chất của cuộc chiến tranh VN mà mỗi khi đặt vấn đề này, chúng ta cần phải nhận thức cho rõ ràng. Đối với một đặc phái viên của tờ báo Mainichi ở Sài Gòn lúc đó như tôi thì sau khi đặt chân đến đây, đó là những vấn đề trọng yếu hàng đầu mà tôi thường suy nghĩ để tìm hiểu. (more…)

Sài Gòn Thất thủ – Kỳ 3: Hoa Kỳ triệt thoái

01 May 1975, HongKong --- US Ambassador to South Vietnam shows grim face as he surrounded by press men on the USS Blue Ridge in the South China Sea, 4/30.  He abandoned the US embassy in Saigon just before the Saigon government surrendered to the Viet Cong and evacuated to the ship with other embassy staffers government surrendered to the Viet Cong and evacuated to the ship with other embassy staffers. --- Image by © Bettmann/CORBIS

01 May 1975, HongKong — US Ambassador to South Vietnam shows grim face as he surrounded by press men on the USS Blue Ridge in the South China Sea, 4/30. He abandoned the US embassy in Saigon just before the Saigon government surrendered to the Viet Cong and evacuated to the ship with other embassy staffers government surrendered to the Viet Cong and evacuated to the ship with other embassy staffers. — Image by © Bettmann/CORBIS

Lần đầu tiên bắt tay với ông Graham Martin, vị đại sứ của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam, tôi đã có một cảm giác lạ kỳ mà cho tới nay tôi vẫn không thể nào quên được, vì nơi lòng bàn tay của ông ta không có một chút sức lực nào tập trung vào đó cả. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 2: “Xuân Lộc, một chiến thắng ngắn ngủi làm nức lòng dân”

SGTT01

Xuân Lộc là một thành phố chính yếu của tỉnh Long Khánh, có vị trí cách thủ đô Sài Gòn khoảng 60km về hướng Đông Bắc. Ở vào thời điểm cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam thì trận đụng độ tại nơi này giữa quân đội Bắc Việt và VNCH được coi như là một trận chiến khốc liệt nhất trước khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn bị thất thủ. (more…)

Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 1: “Kẻ ở, người đi và một sự thật bình thường”

vc tanks dinhdoclap

“Nếu 500 ngàn trong tổng số 3 triệu dân Sài Gòn cầm súng chiến đấu với một tinh thần quyết tử thì chắc là quân cộng sản Bắc Việt phải chuốc lấy những thất bại nặng nề, và Sài Gòn sẽ trở thành một Stalingrad thứ hai. Lúc đó, dư luận thế giới bắt buộc phải quan tâm để đưa đến những cuộc thương thuyết về vấn đề ngưng chiến tại Việt Nam”.
(more…)

Loạt bài : Sài Gòn Thất Thủ – Komori Yoshihisa – Khôi Nguyên giới thiệu

tanhang
Giới thiệu:
 
“Sàigòn thất thủ” là tựa đề một loạt ký sự được đăng tải liên tục suốt gần một tháng trên Nhật Báo Sankei trong mục “Đặc Phái Viên của Thế Kỷ 20” từ ngày 29/10 cho đến ngày 27/11/1998. Người thực hiện loạt ký sự này là ký giả Komori Yoshihisa, một đặc phái viên kỳ cựu của Nhật Bản đã có mặt tại Sài Gòn trước và sau thời điểm 30/4/1975. Ông Komori Yoshihisa từng là ký giả của tờ báo Mainichi được biệt phái đến Sài Gòn từ năm 1972 với tính cách là trưởng ban biên tập tại Sài Gòn. Sau đó, đến năm 1987, ông chuyển sang làm việc cho tờ báo Sankei.

(more…)

Những Kẻ Tử Tù

tutu

Tôi bị Việt Minh bắt vào đầu năm 1947. Lý do bị bắt thực là mù mờ, không được giải thích và mãi gần một tháng sau tức là vào ngày mồng một Tết năm Đinh Hợi tôi mới được biết một cách không chính thức. (more…)

Chỉ còn lại giấc mơ

mua-saigonthang4

Đó là cơn mưa của một chiều tháng tư. Trời cao và xanh ngắt tưởng như cả đời này bình yên bỗng dưng tối sầm lại. Mây ở tận đâu đâu đùn đẩy, lôi kéo nhau thật hối hả, vội vàng. Tiếng gió lúc đầu chỉ u u rồi như không còn sức chịu đựng bắt đầu gầm rú, gào thét. Những cành cây vươn ra như những cánh tay của vũ nữ, uốn éo, lắc lư. Lá rụng, lá rơi, lá bay lả tả như muốn trút bỏ bao giận dữ…Mưa. Mưa cuồng nộ. Dòng nước reo hò cuốn phăng đi tất cả. (more…)

30-4-75, một sự sắp đặt trước?

thang4den2

Chuyến bay World Airways cuối cùng tại phi trường Đà Nẵng 29/3/ 1975 – Đà Nẵng mất ngày hôm sau 30/3/1975 – Bấm vào hình xem youtube chuyến bay đặc biệt này

Mỗi năm cứ gần đến ngày này, lòng tôi lại bàng hoàng cảm xúc. Những hình ảnh hỗn lọan, đau thương, chết chóc lại trở về trong tâm trí. Nước mất nhà tan, cha mẹ, vợ chồng, con cái anh em ly tán.
(more…)

60 Năm Sài Gòn Trong Tôi

 

 Tượng đài Thủy Quân Lục Chiến giữa công viên Sài Gòn trước năm 1975


Tượng đài Thủy Quân Lục Chiến giữa công viên Sài Gòn trước năm 1975

Tượng đài Thủy Quân Lục Chiến giữa công viên Sài Gòn trước năm 1975 nay đã không còn. Văn Quang viết: “Tôi đứng trước Nhà Hát Thành Phố nhìn cảnh “vườn không nhà trống” đó mà ngậm ngùi nhớ tới pho tượng Thủy Quân Lục Chiến sừng sững đứng bảo vệ thành phố ngày nào, và nhớ tới những đồng đội TQLC đã ngã xuống hoặc giờ này đã ở khắp phương trời xa. (more…)

Tương lai ra sao sau 40 năm thất bại?

dieuhanh3004

Những ngày cuối tháng tư đã trôi qua, song những xúc cảm và suy nghĩ về những ngày này 40 năm trước vẫn còn tràn đầy các trang blog. Những hồi tưởng về thất bại, những lo lắng về hiện tại và tương lai.

 

40 năm thất bại
(more…)

“Chúng ta đã lầm lẫn, lầm lẫn khủng khiếp”

Robert McNamara - "Kiến trúc sư của cuộc chiền VietNam"

Robert McNamara – “Kiến trúc sư của cuộc chiền VietNam”

Robert S. McNamara là Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ từ 1961 đến 1968 dưới thời hai Tổng thống John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson. Từng là chủ tịch công ty Ford Motor Co. và chủ tịch Ngân hàng Thế giới. Là người “ưu tú sáng chói nhất”, nhận xét của ký giả David Halberstam. “Tên sát nhân”, “Kẻ Tội Phạm Chiến Tranh”, cách gọi của những Bồ Câu, tả phái, phản chiến. “Người bắt quân đội chiến đấu với một cánh tay trói chặt sau lưng”, lời buộc tội của nhiều quân nhân Hoa Kỳ và những Diều hâu, hữu phái. (more…)